NASA sẽ xây dựng trạm vũ trụ trên Mặt trăng

Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) dự định sẽ đưa các phi hành gia lên trạm không gian được xây dựng trên Mặt trăng trong tương lai.

NASA đang cân nhắc khả năng xây dựng một trạm vũ trụ nằm trên quỹ đạo ở phía tối của Mặt trăng, nằm cách Trái đất khoảng 445.788 km và cách Mặt trăng 61.155 km – xa hơn gần nửa triệu km so với Trạm không gian quốc tế (ISS) đang quay quanh Trái đất.

Báo cáo trên Orlando Sentine tiết lộ kế hoạch của NASA dự định sẽ xây dựng trạm trụ trên quỹ đạo phía xa của Mặt trăng, chính xác tại điểm có tên là  Earth-Moon Lagrange Point 2. Lực hấp hẫn của các hành tinh cân bằng tại điểm này, nên NASA có thể đặt trạm vũ trụ vĩnh viễn thay vì quay quanh Mặt trăng và Trái đất.

“Đặt trạm vũ trụ tại điểm Earth-Moon Lagrange Point 2 trên quỹ đạo Mặt trăng là một khu vực thực nghiệm giúp con người có thể tiếp cận sâu hơn trong không gian. Đây là một lựa chọn tốt nhất để phát triển các sứ mệnh có người lái, khám phá các mục tiêu xa hơn trong tương lai và giảm rủi ro”, NASA cho biết.

NASA sẽ xây dựng trạm vũ trụ trên Mặt trăng - 1

Mô hình tàu vũ trụ Orion và các sứ mệnh khám phá trong tương lai

Trạm vũ trụ mới – có thể được tận dụng từ những thiết bị còn lại từ việc xây dựng trạm ISS – sẽ là một sứ mệnh đầu tiên cho tên lửa đẩy hạng nặng Space Launch System đang được NASA phát triển để đưa các tàu trụ có người lái vào không gian.

Tên lửa Space Launch System được thiết kế để mang theo tàu vũ trụ đa mục đích Orion để thực hiện sứ mệnh có người lái tới Mặt trăng và xa hơn. Nó cũng có thể mang theo hàng hóa, thiết bị và thí nghiệm khoa học lên quỹ đạo Trái đất và xa hơn.

Một trạm vũ trụ sâu trong không gian sẽ là mang lại những cơ hội có một không hai, nhưng cũng kèm theo những thách thức mới. Bởi vì các phi hành gia sẽ phải hứng chịu phóng xạ khắc nghiệt hơn khi ở xa trong không gian và nhiều vấn đề phát sinh khi hỗ trợ hoạt động của trạm vũ trụ này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo Fox News) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN