Mỹ: Sự thật vụ chó lĩnh án tù vì... giết mèo

Tài liệu của con trai một cựu Thống đốc bang Pennsylvania (Mỹ) vừa hé lộ sự thật vụ án kỳ quái ở nước Mỹ hồi năm 1924 mà nhân vật chính là Pep- một con chó săn hoang dã.

Năm 1924, một loạt báo lá cải của Mỹ đã đăng tải thông tin Pep tấn công và giết chết một con mèo của vợ của Gifford Pinchot-người sau này là Thống đốc bang Pennsylvania.

Ngay sau đó, một số tờ báo lá cải của Mỹ đã đăng tin Pep bị đem ra xét xử và nhận bản án chung thân. Chú chó săn này phải thụ án tại Trại cải tạo Eastern State ở Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ. Chưa hết, những tờ báo này còn đăng tải hình ảnh Pep đeo số dành cho phạm nhân trong tù.

Mỹ: Sự thật vụ chó lĩnh án tù vì... giết mèo - 1

Pep, nhân vật chính từng gây xôn xao dư luận Mỹ hồi đầu thế kỷ 19. Ảnh: Daily Mail

Khi đó, không ít người dân Mỹ đã tin sái cổ bởi những tờ báo lá cải này.

Mới đây, sau khi kiểm tra giấy tờ của người con trai Thống đốc Pinchot tại tư gia ở Milford, Pennsylvania, Mỹ, người ta mới vỡ lẽ sự thật gây sốc về vụ việc này.

Theo đó, cái gọi là "vụ án kỳ quái nhất nước Mỹ" hay "bản án có một không hai cho chú chó giết... mèo", chỉ là sản phẩm hư cấu để bán báo. Pep hoàn toàn vô tội! Có chăng chỉ là tội… nhai gối trên ghế sofa trước hiên nhà. Vụ giết chết con mèo là hoàn toàn hư cấu, được cánh phóng viên báo lá cải bịa đặt.

Mỹ: Sự thật vụ chó lĩnh án tù vì... giết mèo - 2

Trại cải tạo East State

Con trai thống đốc Pinchot ghi lại cha mình đã ngập trong hàng ngàn lá thư phản hồi về án tù của Pep.

Số là Pep được cháu của bà Pinchot gửi cho ông Thống đốc làm quà. Nó được các thành viên gia đình rất yêu quý. Nhưng vào đầu năm 1924, Pep bắt đầu có một thói xấu là nhai gối trên ghế sofa trước hiên nhà.

Mỹ: Sự thật vụ chó lĩnh án tù vì... giết mèo - 3

Gifford Pinchot-chủ của chú chó

Trước đó, trong chuyến viếng thăm đến Maine, Thống đốc Pinochet đã thấy chó được sử dụng như một liệu pháp giúp tù nhân lấy lại tinh thần và cho rằng Pep rất phù hợp với vai trò này.

Thống đốc Pinchot đã quyết định đưa Pep đến trại giam Eastern State nhưng không phải là tù nhân. Nó nhanh chóng trở thành con vật cưng của các tù nhân.

Năm 1929, khi nhà tù Graterford được xây mới cách đó khoảng 50 dặm, Pep được ra ngoài với các tù nhân đi làm việc. Cuối cùng, nó đã chết vì nguyên nhân tự nhiên và được chôn cất tại nhà tù.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tuấn Anh (Dân Việt/DM)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN