Miền Tây bắt đầu chống chọi với nước lũ từ sự cố vỡ đập ở Lào

Các chuyên gia cho rằng sự cố vỡ đập ở Lào kết hợp với triều cường làm cho mực nước lũ trong nội đồng ở ĐBSCL sẽ tiếp tục tăng mạnh đến cuối tháng 7.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước thực đo vào ngày 28-7 trên sông Tiền thuộc thị xã Tân Châu là 2,81 m, trên sông Hậu tại TP Châu Đốc là 2,34 m. Trong 5 ngày tới, mực nước tại 2 khu vực này sẽ đạt từ 2,49 m-2,99 m, thấp hơn mức báo động 1 khoảng 0,5 m.

Miền Tây bắt đầu chống chọi với nước lũ từ sự cố vỡ đập ở Lào - 1

Nhà dân liêu xiêu trong biển nước ven kênh Vĩnh Tế.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, hiện nhiều cánh đồng giáp biên giới với Campuchia thuộc các xã An Phú, Nhơn Hưng (huyện Tịnh Biên), Vĩnh Tế, Vĩnh Ngươn (TP Châu Đốc), Vĩnh Hội Đông, Phú Hội (huyện An Phú) và các xã thuộc thị xã Tân Châu của tỉnh An Giang đều đã ngập sâu trong nước lũ. Hàng chục ha lúa, rau màu của nông dân ở các địa phương này đã bị nước lũ nhấn chìm do gieo trồng ngoài đê bao. Trong khi đó, những hộ dân nghèo chuyên sống bằng nghề giăng câu, thả lưới, đặt đú…thì cũng đang tất bật cho những công đoạn cuối cùng để bắt đầu cuộc mưu sinh mới.

Ông Lê Văn Xíu ở xã An Phú, huyện Tịnh Biên, cho biết chỉ trong ngày 28-7, mực nước lũ dưới kênh Vĩnh Tế bất ngờ tăng cao khoảng 10 cm. Hiện các cánh đồng thuộc khu vực giáp biên giới với Campuchia cũng đã lênh láng nước, có nơi ngập sâu đến hơn 1,5 m. "Từ hôm qua đến nay, nước lũ lên nhanh quá nên mọi người đều không kịp trở tay. Riêng gia đình tôi thì đã hết sức cố gắng nhưng đến ngày mai mới có thể xuống đồng đặt đú bắt cá"- ông Xíu nói.

Còn anh Nguyễn Văn Dợt ở xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, cho biết đến sáng hôm nay thì nước lũ từ thượng nguồn tiếp tục đổ về khá mạnh làm hơn 4.000 m2 dưa leo của gia đình anh bị mất trắng. Cách nay 2 ngày, nước lũ cũng lên nhanh nên vợ chồng anh Dợt cố công đắp bờ đê cao ngăn nước tràn vào ruộng dưa nhưng nay thì không thể cầm cự được nữa.

Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, cho biết ngành chức năng đã dự báo lũ đầu mùa năm nay về sớm hơn từ 7-10 ngày và cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 30 cm-50 cm. Ngành nông nghiệp An Giang yêu cầu các địa phương thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, triều cường nhằm kịp thời thông báo cho người dân biết để chủ động phòng tránh, có kế hoạch thu hoạch dứt điểm lúa và hoa màu tại các vùng trũng, vùng ngoài đê bao. Ngoài ra, tăng cường công tác kiểm tra các tuyến đê bao, cống, các điểm xung yếu, vùng trũng thường xuyên bị ảnh hưởng của ngập úng để kịp thời xử lý; huy động lực lượng dân quân, đoàn thể hỗ trợ giúp dân thu hoạch lúa.

"Hiện nay, người dân đang gia cố bờ bao, bơm nước ra ở các khu vực bị ngập úng. Đối với vùng đê bao thì triệt để vận hành đóng cống và chủ động bơm rút nước ra để cứu lúa hoặc rau màu. Hiện nay địa phương đang tiếp tục rà soát tình hình mực nước do ảnh hưởng của lũ từ thượng nguồn đổ về cũng như triều cường để ứng phó kịp thời"- ông Thư nói.

Sau đây là một số hình ảnh về nước lũ lên nhanh ở các địa phương đầu nguồn sông Cửu Long thuộc địa bàn tỉnh An Giang trong ngày 29-7:

Miền Tây bắt đầu chống chọi với nước lũ từ sự cố vỡ đập ở Lào - 2

Dân nghèo chuẩn bị cho cuộc mưu sinh mới trên đồng nước lũ.

Miền Tây bắt đầu chống chọi với nước lũ từ sự cố vỡ đập ở Lào - 3

Hoa màu của dân bị mất trắng do bị nước lũ nhấn chìm.

Miền Tây bắt đầu chống chọi với nước lũ từ sự cố vỡ đập ở Lào - 4

Một số nhà dân ven sông Châu Đốc cũng đã bị nước lũ cô lập.

Mực nước sông Cửu Long tăng 10cm sau sự cố vỡ đập ở Lào

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa phát đi thông báo Về sự cố vỡ đập thủy điện XePian XeNamnoy (tỉnh A-ta-pơ, Lào) và...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo T.Nốt ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN