Làng nghề làm nhang “chạy đua” ngày cận Tết

Những ngày này, trong lúc nhiều người đang sắm sửa chuẩn bị đón Tết thì những người làm nghề se nhang truyền thống tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (TP.HCM) vẫn tất bật "chạy đua" với công việc của mình.

Theo họ, đây là thời điểm bận rộn nhất để làm nhang phục vụ cho dịp Tết và rằm tháng Giêng - mùa tiêu thụ nhang nhiều nhất trong năm.

Làng nghề làm nhang “chạy đua” ngày cận Tết - 1
Đi theo con đường Mai Bá Hương, xã Lê Minh Xuân vào những ngày này, dễ dàng bắt gặp hình ảnh những sân phơi nhang vàng óng ả ở hai bên đường.

Ngày Tết đang đến gần, nhưng những người làm nghề se nhang tại đây vẫn miệt mài công việc và dường như “quên” nghỉ Tết. Hằng ngày họ vẫn miệt mài với các công đoạn làm nhang để xuất ra thị trường phục vụ trong dịp Tết và dịp rằm tháng Giêng.

Chị Nguyễn Cát Bụi Thúy, chủ cơ sở se nhang lớn nhất tại đây cho biết, nghề se nhang làm quanh năm. Trong đó, dịp rằm tháng Giêng tiêu thụ nhang nhiều nhất trong năm nên người làm nhang cũng bận rộn nhất. Thậm chí có những hộ gia đình làm đến ngày 29-30 Tết là bình thường.

Cũng theo chị Thúy, do cơ sở của chị có đưa nguyên liệu làm nhang cho các hộ dân trong làng nghề về làm trước nên kể cả trong dịp Tết cơ sở của chị vẫn tiếp nhận nhang từ các hộ dân giao. Hiện mỗi ngày cơ sở chị xuất ra thị trường hàng chục ngàn thiên nhang thành phẩm (1 thiên = 1.000 cây nhang) để xuất đi các khu vực của thành phố và một số tỉnh lân cận.

Còn ông Danh Tây (50 tuổi, dân tộc Khmer), một người thợ se nhang tại Lê Minh Xuân cho biết, vào những ngày này vợ chồng ông vẫn đều đặn đến cơ sở để se nhang, mỗi ngày thu nhập gần 400.000 đồng.

Đối với ông Tây, dịp Tết này ông không chuẩn bị gì, bởi người dân tộc Khmer có dịp Tết cổ truyền vào tháng 3 âm lịch. Vợ chồng ông vẫn đi làm bình thường cho đến khi cơ sở nghỉ Tết.

Trao đổi với chúng tôi, anh Lê Văn Thảo, ngụ ấp 2, xã Lê Minh Xuân cho rằng, nghề làm nhang truyền thống tại đây có từ lâu đời theo hình thức kinh tế hộ gia đình. Những ngày gần Tết là lúc người làm nhang bận rộn nhất. Đây cũng là mùa làm nhang được giá nên hầu như ai cũng tranh thủ làm để kiếm thêm thu nhập. Thậm chí có gia đình chỉ nghỉ 1 - 2 ngày Tết.

Theo anh Thảo, nghề se nhang tuy không mang lại cuộc sống giàu sang cho người dân, nhưng cũng giúp nhiều người tại đây thoát nghèo. Đối với những người lao động là phụ nữ, người già yếu thì vẫn có thể se nhang được. Đó cũng chính là lý do tại sao làng nghề se nhang tại xã Lê Minh Xuân tồn tại được suốt mấy chục năm qua.

Theo Hội Nông dân xã Lê Minh Xuân, làng nghề se nhang tại xã được thành phố công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2012. Hiện tại xã đã hình thành được 3 tổ hợp tác se nhang, với số lượng hơn 150 hộ. Ngoài ra, tại đây còn có nhiều hộ tự mở cơ sở, đầu tư máy móc để lưu giữ và phát triển nghề.   

Một số hình ảnh làng nghề se nhang tại xã Lê Minh Xuân:

 
Làng nghề làm nhang “chạy đua” ngày cận Tết - 2
Làng nghề làm nhang “chạy đua” ngày cận Tết - 3
Làng nghề làm nhang “chạy đua” ngày cận Tết - 4
Làng nghề làm nhang “chạy đua” ngày cận Tết - 5
Tất bật "chạy đua" trong những ngày trước Tết.
Làng nghề làm nhang “chạy đua” ngày cận Tết - 6
Làng nghề làm nhang “chạy đua” ngày cận Tết - 7
Làng nghề làm nhang “chạy đua” ngày cận Tết - 8
Làng nghề làm nhang “chạy đua” ngày cận Tết - 9
Nhiều hộ nhờ nghề làm nhang đã thoát nghèo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hữu ([Tên nguồn])
Tết Nguyên đán 2016 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN