Kỷ lục: Người đàn ông An Giang vẽ tranh trên lá thốt nốt "cực đỉnh"

Sự kiện: Thời sự

Bằng đôi bàn tay tài hoa và sự sáng tạo độc đáo của mình, một người con vùng đất An Giang đã “hô biến” những chiếc lá thốt nốt đơn sơ trở thành tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc lạ.

Chủ nhân của những bức tranh độc lạ này chính là ông Võ Văn Tạng ngụ thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Dù là một người tay ngang đến với môn hội họa nhưng do niềm đam mê và sự sáng tạo không ngừng, sau gần 20 năm miệt mài vẽ tranh trên lá thốt nốt đến nay ông đã sở hữu hàng chục ngàn bức tranh và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập là người vẽ tranh trên lá thốt nốt nhiều nhất Việt Nam.

Kỷ lục: Người đàn ông An Giang vẽ tranh trên lá thốt nốt "cực đỉnh" - 1

Kỷ lục: Người đàn ông An Giang vẽ tranh trên lá thốt nốt "cực đỉnh" - 2

Ông Tạng được xem là nghệ nhân hàng đầu trong việc làm tranh bằng lá thốt nốt. Ảnh: M.A.

Ông Tạng cho biết: “Để tạo nên được một bức tranh trên lá thốt nốt, khâu chọn nguyên liệu rất công phu. Thường phải chọn lá non của những cây thốt nốt có tuổi đời ít nhất từ chục năm trở lên, có như vậy thì những tác phẩm tạo ra mới vừa có độ bền, vừa có chất lượng cao để thể lưu giữ hàng trăm năm”.

Theo ông Tạng, thông thường lá thốt nốt sẽ được cắt vào đầu mùa nắng, phơi khô trong khoảng 2 tuần. Sau đó, người nghệ nhân sẽ cắt thành từng phiến thẳng và tùy theo kích cỡ của từng bức tranh mà thực hiện các họa tiết trên tranh. Để vẽ được trên lá thốt nốt, ông Tạng sử dụng bút lửa để tỉ mỉ nhấn nhá độ đậm nhạt trên lá, tạo nên một tác phẩm vô cùng công phu. 

Kỷ lục: Người đàn ông An Giang vẽ tranh trên lá thốt nốt "cực đỉnh" - 3

Kỷ lục: Người đàn ông An Giang vẽ tranh trên lá thốt nốt "cực đỉnh" - 4

Những bức tranh độc đáo từ lá thốt nốt qua bàn tay tài hoa của ông Tạng. Ảnh: M.A.

“Tùy theo kích thước và độ khó của từng bức tranh, ông Tạng mất từ 2-3 ngày mới hoàn thành. Do đặc thù lá thốt nốt có nhiều vân lá đan xen nhau rất khó vẽ hoa văn, họa tiết, nên chỉ cần bất cẩn, dù là 1 chi tiết nhỏ thì xem như hỏng cả bức tranh” - ông Tạng chia sẻ.

Nét độc đáo của tranh ghép trên lá thốt nốt là ở chỗ không dùng sơn màu, mà chỉ phối hợp giữa những họa tiết với 3 tông màu chủ đạo là đen, nâu và vàng. Bằng cách nhấn nhá đường nét lúc đậm, khi nhạt của bút lửa, ông Tạng đã khắc họa chân dung người được vẽ một cách sống động. Dù là ở thể loại tranh nào, tất cả điều được người nghệ nhân thổi hồn thật sống động. 

Kỷ lục: Người đàn ông An Giang vẽ tranh trên lá thốt nốt "cực đỉnh" - 5

Mặc dù năm nay tuổi đã ngoài 60, nhưng nghệ nhân này vẫn ngày ngày miệt mài với nghề “độc nhất vô nhị” này. Ảnh: M.A.

Từ những bức tranh đầu tiên vẽ cho thỏa niềm đam mê sáng tạo, giờ đây sau gần hai thập niên gắn bó với tranh lá thốt nốt, ông Tạng đã sở hữu hàng chục ngàn bức tranh đủ kích cỡ, nhiều chủ đề. Từ tranh thư pháp, tranh Tứ quý đến tranh phong cảnh, chân dung… những tác phẩm của ông đều khiến nhiều người trầm trồ, thán phục. 

Tổ chức Kỷ lục nói gì về “dị nhân” vẽ tranh bằng mắt?

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam khẳng định, đây là lần đầu tiên có người thực hiện tiết mục độc dị này tại Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Anh- Ngọc Quyên ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN