Tết Nguyên tiêu, người dân TP tấp nập đi chùa cầu may

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Tết Nguyên tiêu, người dân TP tấp nập đi xin lộc, trả lộc tại chùa Ông (quận 5) để cầu tài lộc, sức khỏe, ăn nên làm ra trong năm mới. 

Từ sáng sớm 24-2 (nhằm rằm tháng Giêng), theo ghi nhận của PV PLO, chùa Ông (đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5) được đông đảo người dân TP mang nhang, lồng đèn cầu may, trái cây đến thắp hương cúng bái, xin lộc.

Tết Nguyên tiêu theo phiên âm tiếng Hán là đêm rằm đầu tiên của năm mới, theo quan niệm "đầu xuôi đuôi lọt", nhiều người thường chọn ngày này để đi chùa cúng bái, xin lộc và trả lộc nhằm cầu bình an, sức khỏe, tài lộc, làm ăn phát đạt.

Tết Nguyên tiêu theo phiên âm tiếng Hán là đêm rằm đầu tiên của năm mới, theo quan niệm "đầu xuôi đuôi lọt", nhiều người thường chọn ngày này để đi chùa cúng bái, xin lộc và trả lộc nhằm cầu bình an, sức khỏe, tài lộc, làm ăn phát đạt.

Tục xin lộc, trả lộc tại chùa Ông là hoạt động truyền thống trong dịp Tết Nguyên tiêu được người Hoa gốc Triều Châu và người Hẹ duy trì hàng trăm năm qua. Tương truyền, chùa Ông - nơi thờ vị Quan Công (hay Quan Thánh đế quân) là vị thần bảo trợ cho việc làm ăn, buôn bán của người dân. Chính vì thế, nếu vay được lộc hay tiền từ ông thì việc kinh doanh sẽ thuận buồm xuôi gió.

Tục xin lộc, trả lộc tại chùa Ông là hoạt động truyền thống trong dịp Tết Nguyên tiêu được người Hoa gốc Triều Châu và người Hẹ duy trì hàng trăm năm qua. Tương truyền, chùa Ông - nơi thờ vị Quan Công (hay Quan Thánh đế quân) là vị thần bảo trợ cho việc làm ăn, buôn bán của người dân. Chính vì thế, nếu vay được lộc hay tiền từ ông thì việc kinh doanh sẽ thuận buồm xuôi gió.

Chị Nguyễn Thị Duyên (ngụ quận 6) cho biết vì lo cảnh đông đúc, chen lấn nên chị đến đây từ lúc 6 giờ sáng để cúng bái, sau đó trả lộc và vay lại lộc mới. Năm ngoái, chị được một chị bạn người Hoa rủ đi xin lộc nên năm nay chị đến để trả lộc và xin lại. "Ai cần thì đến xin lộc, ai đã xin vào năm trước thì năm sau đến trả lại gấp đôi" - chị Duyên cho biết đây là nguyên tắc bất thành văn đã tồn tại hàng trăm năm.

Chị Nguyễn Thị Duyên (ngụ quận 6) cho biết vì lo cảnh đông đúc, chen lấn nên chị đến đây từ lúc 6 giờ sáng để cúng bái, sau đó trả lộc và vay lại lộc mới. Năm ngoái, chị được một chị bạn người Hoa rủ đi xin lộc nên năm nay chị đến để trả lộc và xin lại. "Ai cần thì đến xin lộc, ai đã xin vào năm trước thì năm sau đến trả lại gấp đôi" - chị Duyên cho biết đây là nguyên tắc bất thành văn đã tồn tại hàng trăm năm.

Tết Nguyên tiêu, người dân TP đến chùa Ông thắp nhang cúng bái. Do lo ngại số lượng nhang cúng nhiều sẽ làm khói mù mịt nên ban quản lý chùa đã thông báo để người dân hạn chế thắp nhang số lượng lớn, mỗi người được tối đa 2 cây nhang.

Tết Nguyên tiêu, người dân TP đến chùa Ông thắp nhang cúng bái. Do lo ngại số lượng nhang cúng nhiều sẽ làm khói mù mịt nên ban quản lý chùa đã thông báo để người dân hạn chế thắp nhang số lượng lớn, mỗi người được tối đa 2 cây nhang.

Chị Lê Thị Kiều Trang (ngụ quận 5) cho biết vì gia đình chị làm kinh doanh nên hầu như năm nào, vào dịp Tết Nguyên tiêu chị cũng đến chùa Ông để thắp nhang cầu may, mang trái cây trả lộc gấp đôi và xin lại lộc. Theo chị Trang, đây là một nét đẹp văn hóa rất đáng để lưu giữ và duy trì.

Chị Lê Thị Kiều Trang (ngụ quận 5) cho biết vì gia đình chị làm kinh doanh nên hầu như năm nào, vào dịp Tết Nguyên tiêu chị cũng đến chùa Ông để thắp nhang cầu may, mang trái cây trả lộc gấp đôi và xin lại lộc. Theo chị Trang, đây là một nét đẹp văn hóa rất đáng để lưu giữ và duy trì.

Sau khi cúng, người dân đến khu vực phát lộc để xin và trả lộc. Mỗi phần lộc bao gồm trái cây (thường là quýt), 2 phong bao lì xì và tờ giấy quý nhân lớn (loại giấy tiền cúng trong tín ngưỡng của người Hoa).

Sau khi cúng, người dân đến khu vực phát lộc để xin và trả lộc. Mỗi phần lộc bao gồm trái cây (thường là quýt), 2 phong bao lì xì và tờ giấy quý nhân lớn (loại giấy tiền cúng trong tín ngưỡng của người Hoa).

Mỗi phần lộc được gói cẩn thận trong bao ni lông để mọi người tiện mang về. Nhiều người đi xin lộc cho biết, phong bao lì xì trong mỗi phần lộc sẽ được cất vào bóp hoặc két sắt để cầu may mắn, quýt thì chia cho mọi người trong gia đình ăn để lấy lộc, giấy quý nhân thì sẽ được đốt sau 1 năm.

Mỗi phần lộc được gói cẩn thận trong bao ni lông để mọi người tiện mang về. Nhiều người đi xin lộc cho biết, phong bao lì xì trong mỗi phần lộc sẽ được cất vào bóp hoặc két sắt để cầu may mắn, quýt thì chia cho mọi người trong gia đình ăn để lấy lộc, giấy quý nhân thì sẽ được đốt sau 1 năm.

Ngoài nhang đèn và trái cây, nhiều người còn mua đèn lồng cầu may đến để cúng vái sau đó treo ở chùa hoặc mang về nhà.

Ngoài nhang đèn và trái cây, nhiều người còn mua đèn lồng cầu may đến để cúng vái sau đó treo ở chùa hoặc mang về nhà.

Người dân mang đèn cầu may về nhà sau khi cúng vái.

Người dân mang đèn cầu may về nhà sau khi cúng vái.

Lực lượng bảo vệ hỗ trợ người lớn tuổi sang đường sau khi đi vay lộc tại chùa Ông.

Lực lượng bảo vệ hỗ trợ người lớn tuổi sang đường sau khi đi vay lộc tại chùa Ông.

Bát tiên diễu hành tại chùa Ông.

Bát tiên diễu hành tại chùa Ông.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngày 15/1 âm lịch hay còn gọi là Rằm tháng Giêng từ lâu đã trở thành ngày lễ lớn và linh thiêng của cả dân tộc với quan niệm “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HỒNG THẮM ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN