Hàng chục người nhập viện sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang

Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 60 người nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm gà tại một tiệm trên đường Bà Triệu, TP. Nha Trang.

Tối 13/3, ông Bùi Minh Xuân - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, xác nhận có vụ việc 60 người nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm gà ở một tiệm trên đường Bà Triệu, TP. Nha Trang. Trong đó, có 20 người có các triệu chứng nhẹ, sau khi được sơ cứu đã xuất viện trong ngày. Riêng 40 người còn lại tuy sức khỏe đã ổn định nhưng phải theo dõi, điều trị.

Trước đó, khoảng 20h30 tối 12/3, Trung tâm Y tế TP. Nha Trang nhận tin báo một số trường hợp nhập viện với triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm gà. Đến khuya cùng ngày, có 60 người đã nhập viện. Toàn bộ bệnh nhân lần lượt nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Nha Trang, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí và Bệnh viện Đa khoa Yersin Nha Trang.

Một người nhà bệnh nhân cho biết, ngày 11/3, gia đình vào tiệm ăn trên để mua cơm gà. Đến tối, con trai của người này bị ói, mửa, sốt, mắt đỏ nên cháu được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Nha Trang điều trị. Lúc này, người thân của bé trai biết nhiều người cũng đang điều trị với triệu chứng tương tự.

Bệnh nhân bị ngộ độc đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Nha Trang. Ảnh: C.Đan/Báo Khánh Hòa.

Bệnh nhân bị ngộ độc đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Nha Trang. Ảnh: C.Đan/Báo Khánh Hòa.

Sau khi nắm thông tin, Phòng Y tế Nha Trang và Trung tâm Y tế TP. Nha Trang đã huy động cán bộ tới các bệnh viện tìm hiểu sự việc. Bên cạnh đó, đơn vị này phối Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh và đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm thành phố lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu thức ăn để xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Trong ngày 13/3, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh sẵn sàng tiếp nhận, thu dung bệnh nhân, không được chậm trễ cấp cứu cho người bệnh. Đồng thời, huy động các nguồn lực hiện có của đơn vị về nhân lực, thuốc, trang thiết bị để tập trung cấp cứu, điều trị chăm sóc bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm. Các bệnh viện khi tiếp nhận bệnh nhân, phải tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, lưu mẫu bệnh phẩm; phối hợp cung cấp mẫu bệnh phẩm, kết quả xét nghiệm.

Hiện, nguyên nhân gây ngộ độc vẫn chưa xác định. Sở Y tế Khánh Hòa đã chỉ đạo các đơn vị liên quan lấy các mẫu thực phẩm đem đi xét nghiệm. Tiệm ăn trên đã bị đình chỉ hoạt động để phối hợp cơ quan chức năng điều tra vụ việc.

Nguồn: [Link nguồn]

Sóc Trăng - Chủ tiệm bánh mì làm hơn 150 người ngộ độc bị phạt 90 triệu đồng, phải ngừng hoạt động kinh doanh 4 tháng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Nguyên - Lữ Hồ ([Tên nguồn])
Ngộ độc thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN