Hà Nội muốn giữ 100% tiền cho thuê đất, "phá cách" tuyển nhân tài

Sự kiện: Thời sự

Bộ Tư pháp trình Chính phủ quy định TP Hà Nội được hưởng 95% tiền sử dụng đất, cho thuê đất, tuy nhiên Hà Nội muốn giữ lại 100% để thực hiện nhiệm vụ phát triển Vùng Thủ đô...

UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình về việc báo cáo tình hình tổ chức soạn thảo và xin ý kiến về một số nội dung của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Tờ trình nêu 16 nội dung đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị và xin ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy.

UBND TP Hà Nội đề xuất được giữ lại 100% tiền sử dụng đất, cho thuê đất để thực hiện nhiệm vụ phát triển Vùng Thủ đô, hỗ trợ di dời các cơ quan Trung ương, trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất theo quy hoạch để có quỹ đất phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng (hiện nay, dự thảo Luật của Bộ Tư pháp trình Chính phủ đang quy định thành phố được hưởng 95% tiền sử dụng đất, cho thuê đất).

Ý kiến của Thủ tướng tại phiên họp Thường trực Chính phủ và phiên họp Chính phủ đã thể hiện quan điểm ủng hộ Hà Nội. UBND TP Hà Nội đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội báo cáo Bộ Chính trị có ý kiến chỉ đạo về nội dung này.

UBND TP Hà Nội cũng xin ý kiến về quy định việc giao HĐND thành phố quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù cấp thành phố, cấp huyện; quyết định biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tăng số lượng đại biểu và đại biểu chuyên trách HĐND thành phố (tăng số lượng đại biểu từ 95 lên 125 đại biểu, tỉ lệ chuyên trách 25%)…

Hà Nội xin ý kiến về quy định Chủ tịch UBND TP Hà Nội, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố thuộc TP Hà Nội được tuyển dụng không qua thi tuyển với cá nhân có năng lực, trình độ cao đang ngoài khu vực Nhà nước và bổ nhiệm chức danh quản lý, điều hành ở một số đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố.

Hà Nội xin ý kiến về thẩm quyền về đầu tư, về đầu tư công, HĐND TP Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công và có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau: Dự án đường sắt đô thị; dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20.000 tỉ đồng, trừ một số trường hợp được quy định trong dự luật; dự án sử dụng ngân sách trung ương, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nước ngoài giao thành phố làm chủ đầu tư; dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước kết hợp với nguồn vốn ngoài ngân sách; các dự án đầu tư công bằng vốn ngân sách của thành phố tại địa bàn tỉnh khác hoặc dự án liên tỉnh nằm trong Vùng Thủ đô; các dự án vừa sử dụng ngân sách của trung ương bổ sung có mục tiêu và ngân sách của thành phố phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các dự án do ngân sách trung ương bảo đảm và ủy quyền cho Hà Nội làm chủ đầu tư dự án.

Về đầu tư tư nhân, đề xuất cho phép thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Công nghệ cao và các dự án sau đây: Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 500 ha hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất; khu công nghệ cao.

Nguồn: [Link nguồn]

Hà Nội muốn dùng ”biện pháp mạnh” chưa có trong luật xử lý công trình vi phạm

Trong Luật Thủ đô (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội muốn được quyền yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ điện, nước ngừng cung cấp dịch vụ đối với công trình,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo B.H.Thanh ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN