Gia cảnh éo le của 2 người đàn ông mò ốc phát hiện gỗ quý dưới khe suối

Sự kiện: Thời sự Hà Tĩnh

Thường ngày, sau bữa cơm tối, anh Chung và anh Hạnh lại ra đồng hay lên suối để mò cua bắt ốc kiếm tiền trang trải cuộc sống. Cả hai người, hai hoàn cảnh quá cơ cực.

Mấy ngày gần đây, câu chuyện hai người đàn ông mò ốc phát hiện gỗ quý dưới khe suối đang gây xôn xao. Người phát hiện cây gỗ lớn là anh Trần Đức Hạnh (SN 1976, tại thôn 8) và anh Nguyễn Đức Chung (SN 1984, trú tại thôn 9) cùng trú tại xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Anh Hạnh, người dẫm chân vào cây gỗ quý dưới khe suối

Anh Hạnh, người dẫm chân vào cây gỗ quý dưới khe suối

Anh Hạnh, vốn sinh ra trong một gia đình bần nông ở xã Sơn Hồng. Sau khi kết hôn với chị Nguyễn Thị Phượng (SN 1979), hai người có với nhau 3 đứa con. Cuộc sống lầm lũi ở chốn nương rẫy ngày ngày cày thuê cuốc mướn nhưng không đủ trang trải cuộc sống, nên năm 2015 anh quyết định đi XKLĐ tại Nga.

Thế nhưng không như mơ, chỉ sang làm được 2 tháng anh buộc phải quay về Việt Nam khi không có việc. Tiền nợ đi còn chưa trả hết, chị Phượng ở quê phải cầm cố tài sản ngân hàng, vay mượn tiền cho chồng về quê. 

Kinh tế hạn hẹp, cuộc sống khó khăn, ngày đi làm thuê, tối về anh Hạnh lại cùng cùng cậu con trai thứ 2 ra đồng mò cua bắt ốc vào ban đêm. Mỗi ngày bình quân chỉ kiếm được trên dưới 80 ngàn đồng, có những đêm lại về nhà tay không. Do vợ bệnh tật nhiều năm, nên mọi chuyện công việc nhỏ to trong gia đình đều đè nặng lên vai anh Hạnh.

“Cứ ai thuê gì tôi nhận làm hết, vì mỗi tháng ngoài tiền sinh hoạt, cho con ăn học còn phải đóng gần 3 triệu tiền lãi. Vợ tôi còn bị bệnh thận, mấy ngày trước chạy ngược xuôi để cẩu gỗ lên cũng bị tai nạn phải khâu ở vùng mặt”, anh Hạnh buồn rầu kể lại.

Cây gỗ do anh Chung và anh Hạnh phát hiện và thuê người đưa lên từ suối

Cây gỗ do anh Chung và anh Hạnh phát hiện và thuê người đưa lên từ suối

Chị Phương bị bệnh thận cấp độ 5 suốt nhiều năm nay, không có tiền chạy chữa nên hàng ngày phải chịu nỗi đau về thể xác mà không bao giờ than vãn. Cầm trên tay hai cuốn sổ nợ ngân hàng tổng là 150 triệu đồng, chị Phượng ngậm ngùi nói:

“Tiền này là nợ ngân hàng từ khi vay vốn cho anh Hạnh đi, đến nay vẫn chưa thể trả nổi. Hôm trước nghe chồng bảo phát hiện gỗ, nếu bán ra cũng có ít ít trả nợ ngân hàng, mấy hôm đó vui mừng không tả nổi. Thực ra dân quê, hiểu biết kém nên cứ nghĩ nhặt được gỗ đó là của mình rồi”.

Theo anh Hạnh, từ trước đến nay anh cùng anh Chung đi bắt ốc, mò cua nhiều nơi, nhưng khu vực khe Đá Dốc tại thôn 1 này là lần đầu tiên hai người vào bắt ốc. Khu vực này thường ngày nước lớn, tuy nhiên lâu nay không có mưa, khe nước cạn, cát bồi lấp nhiều.

“Ban đầu hai anh em vui mừng vì nghĩ chắc trời thương nên ban cho khối gỗ này để trả nợ. Nhưng không ngờ lại phức tạp như vậy”, anh Hạnh chia sẻ.

Khu vực phát hiện gỗ bị đào bới trở nên hỗn độn

Khu vực phát hiện gỗ bị đào bới trở nên hỗn độn

Còn gia cảnh của anh Chung cũng khó khăn không kém. Anh Chung chưa lập gia đình, hiện đang sống chung cùng bố mẹ ở thôn 8. Bố mẹ anh bị bệnh, mất sức lao động nhiều năm nay nên cuộc sống khó khăn khi mọi gánh vác trong gia đình đều đè nặng lên chàng trai 35 tuổi.

Anh Chung cũng đang đảm nhiệm vai trò bí thư đoàn thôn 8, được đánh giá là người hiền lành, nhiệt tình với công việc. Ban ngày ngoài công việc xã hội, anh tận dụng thời gian nghỉ để đi làm việc thêm kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình, thuốc men cho bố mẹ.

“Hễ ai thuê gì thì tôi làm, miễn sao kiếm được tiền về phụ giúp bố mẹ. Bố tôi bị bệnh nhiều năm nay, chỉ ở nhà, còn mẹ cũng vậy nên mọi việc tôi phải gánh vác. Ban đầu thấy gỗ to đưa lên cũng mừng, nhưng không biết nó phức tạp như vậy, 4 ngày mất ăn mất ngủ vì nó rồi”, anh Chung cho hay.

Hai người chỉ tay xuống khu vực bắt ốc phát hiện gỗ

Hai người chỉ tay xuống khu vực bắt ốc phát hiện gỗ

Ông Trần Thế Mỹ, Trưởng Công an xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết, hiện các lực lượng chức năng vẫn đang tổ chức canh trực, bảo vệ cây gỗ “khủng” do hai người đàn ông phát hiện dưới khe suối.

Theo ông Mỹ, hiện vẫn chưa có biện pháp xử lý nên trong đêm các lực lượng như kiểm lâm, công an,.. tổ chức trực đêm bảo vệ khối gỗ.

“Gia đình hai người phát hiện gỗ có hoàn cảnh khó khăn, họ làm nông là chính, còn ai thuê gì thì làm cái đó. Hiện chúng tôi vẫn đang tổ chức canh gác tại đây để chờ biện pháp xử lý”, ông Mỹ thông tin.

Ly kỳ chuyện 4 ngày lặn suối cưa cây gỗ quý kích thước khủng

Anh Chung và anh Hạnh dùng cưa tay, lặn xuống đáy sâu khoảng hơn 2m để cắt cành cây lên trước. Mỗi lần lặn chỉ được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trần Hậu ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN