Phiên đấu giá cây gỗ sưa từng được trả trăm tỷ ở Hà Nội phải hoãn vì lý do này

Sự kiện: Cây sưa

Nhiều người dân, doanh nghiệp đến mua hồ sơ nhưng sau đó không quay lại đặt tiền đặt cọc tham gia đấu giá số gỗ sưa từng được trả giá trăm tỷ đồng ở Hà Nội.

Phiên đấu giá cây gỗ sưa từng được trả trăm tỷ ở Hà Nội phải hoãn vì lý do này - 1

 Người dân trong thôn chặt hạ 2 cây gỗ sưa trong chùa Phụ Chính.

Sáng 5/7, ông Vũ Văn Tuyến - Trưởng thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết, theo lịch ngày 4/7, sẽ diễn ra phiên đấu giá 5 tấn gỗ sưa tại UBND xã Hoà Chính. Tuy nhiên, kế hoạch này đã phải hoãn lại vì không có người dân, doanh nghiệp nào đến nộp hồ sơ và đóng tiền đặt cọc.

“Chúng tôi cùng với Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản (Sở Tư Pháp Hà Nội) bán ra gần 10 bộ hồ sơ cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau đó, họ không quay lại nộp hồ sơ và đặt tiền đặt cọc tham gia đấu giá số gỗ. Nguyên nhân có thể do họ e ngại về việc đặt cọc cao, hoặc còn chưa ưng về giá bán số gỗ sưa. Về nội dung này, chúng tôi sẽ cùng cộng đồng dân cư họp và xem xét lại”, ông Tuyến chia sẻ.

Theo ông Tuyến, hiện tại, chính quyền thôn chưa quyết định đến khi nào sẽ thực hiện lại buổi đấu giá gỗ sưa vì còn đang xem xét thêm một số vấn đề. Tổng số gỗ thu được từ việc chặt hạ 2 cây sưa là khoảng hơn 5 tấn. Dự kiến, số rễ cây sưa sẽ được bán với giá sàn (mức thấp nhất) là 6,5 triệu đồng/kg. Còn phần thân cây sưa, tuỳ theo chất lượng gỗ sẽ được phân thành các loại giá sàn khác nhau: loại 32 triệu đồng/kg; loại 22 triệu đồng/kg; loại 15 triệu đồng/kg.

Lãnh đạo Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản (Sở Tư Pháp Hà Nội) cho biết thêm, theo quy định thì người tham gia đấu giá sẽ phải đặt cọc tối thiểu từ 1,5 tỷ đồng đến 9,8 tỷ đồng tùy vào nhóm gỗ sưa khi tham gia đấu giá. Đến thời điểm hiện tại, đơn vị chưa nhận được bất cứ số tiền nào của cá nhân, doanh nghiệp tham gia đấu giá số gỗ sưa.

Trước đó, vào 8h15 sáng 27/1/2019, người dân trong thôn Phụ Chính cùng lực lượng chức năng bắt đầu chặt hạ 2 cây sưa trong chùa Phụ Chính. Đây là cây sưa từng được trả giá 100 tỷ đồng. Tại khu vực khuôn viên chùa có 2 cây sưa, một cây có chiều cao khoảng trên 10m, đường kính trên 1m, cỡ 2 người ôm, 130 năm tuổi. Một cây khác cũng có chiều cao hơn 10m, đường kính khoảng 80cm, khoảng gần 100 năm tuổi.

Sau khi chặt hạ, người dân kiểm đếm gỗ và cho vào trong thùng container hàn chắc chắn lại. Thùng container chứa gỗ sưa sẽ được để ở sân nhà văn hóa thôn. Hàng ngày, có tổ bảo vệ, công an xã thay nhau trông nom. Ngày 29/6, Trung tâm dịch vụ đấu giá đã tổ chức cho khoảng 10 người mua hồ sơ đến xem các nhóm gỗ sưa.

Năm 2018, UBND TP Hà Nội có văn bản đồng ý cho người dân ở xã Hoà Chính, huyện Chương Mỹ bán đấu giá cây sưa từng được định giá 100 tỷ đồng nằm trong khuôn viên chùa Phụ Chính. Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Hà Nội cho hay, số cây sưa còn lại trong chùa Phụ Chính, xã Hoà Chính là loại gỗ nhóm IA, cây trồng phân tán thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính.

Chính vì vậy, việc khai thác, sử dụng số gỗ sưa còn lại tại thôn Phụ Chính do cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính quyết định. Tuy nhiên, việc tổ chức bán đấu giá gỗ sưa sau khai thác phải thực hiện công khai theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Số tiền thu được từ việc bán gỗ sưa cũng hoàn toàn do cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính quyết định.

Chốt ngày mở bán đấu giá cây sưa quý từng được trả giá trăm tỷ

Người dân thôn Phụ Chính vừa mới “chốt” ngày bán đấu giá cây sưa quý hơn 100 năm tuổi. Cây sưa này từng được trả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Cây sưa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN