Đường sắt Nhổn-Ga HN đội vốn gấp 2 lần vẫn chưa biết khi nào xong

Sự kiện: Thời sự Tin Hà Nội

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho biết, Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt 18.408 tỷ, đến nay tổng mức đầu tư đội lên 36.000 tỷ đồng và chưa ấn định được khi nào hoàn thiện.

Đường sắt Nhổn-Ga HN đội vốn gấp 2 lần vẫn chưa biết khi nào xong - 1

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải

Chiều 19/4, cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hành, tiết kiệm chống lãng phí năm 2016, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho rằng, lãng phí, thất thoát trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB vẫn còn nhiều.

Theo đó, một số bộ, ngành, địa phương chưa quán triệt đầy đủ các quy định trong việc phân bổ vốn đầu tư, như phân bổ vốn cho dự án không đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí; bố trí vốn dàn trải, manh mún, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, gây lãng phí thời gian, vốn đầu tư; nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được xử lý triệt để.

Theo Báo cáo của Chính phủ tính đến hết kế hoạch năm 2016, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách trung ương là 9.557,6 tỷ đồng.

“Công tác quản lý các dự án đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) còn nhiều vướng mắc, hạn chế, nhiều sai phạm trong thời gian qua đã được Kiểm toán nhà nước chỉ ra, 11/27 dự án còn chưa chính xác làm tăng tổng mức đầu tư bất hợp lý giá trị 465,5 tỷ đồng.

Một số dự án lớn tăng tổng mức đầu tư ban đầu lên 100%, nhiều dự án trong 27 dự án BOT được kiểm toán phải rút ngắn từ 5-7 năm thu phí, tổng cộng tất cả các dự án phải giảm hơn 100 năm thu phí, KTNN kiến nghị giảm chi phí vốn đầu tư của các dự án là 4.500 tỷ đồng; việc quản lý nhà nước được giao cho nhiều cơ quan thực hiện và thiếu các chế tài quản lý, giám sát nên tính hiệu lực trong tổ chức thực hiện chưa cao.

Việc đặt các trạm thu phí còn nhiều bất cập gây bức xúc trong nhân dân ở nhiều địa phương Hòa Bình, Phú Thọ, Nghệ An và Thái Bình... (trạm thu phí tại cầu Bến Thủy 1 và Bến Thủy 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, trạm thu phí Tam Nông tỉnh Phú Thọ, trạm thu phí Thanh Nê tỉnh Thái Bình...)”- chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải nêu.

Ông Hải cũng cho biết, qua dư luận và ý kiến của cử tri vẫn còn có một số dự án sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước lãng phí, hiệu quả kém như: Dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân được khởi công xây dựng từ năm 2005 với tổng mức đầu tư 1.510 tỷ đồng đến nay vẫn chưa hoàn thành; Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội được khởi công từ 2006 với tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt 18.408 tỷ, tuy nhiên, qua nhiều lần điều chỉnh đến nay tổng mức đầu tư đội lên thành 36.000 tỷ đồng và chưa ấn định được thời gian hoàn thiện dự án.

Đặc biệt, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng chỉ ra, năm 2016 nhiều địa phương tổ chức lễ kỷ niệm thành lập tỉnh, tái lập tỉnh (tỉnh Vĩnh Phúc chi 65 tỷ đồng đề mua quà tặng dịp thành lập tỉnh), cùng với đó là việc in ấn các kỷ niệm chương (Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam yêu cầu các đơn vị bỏ ra hàng chục tỷ đồng mua kỷ niệm chương 80 năm ngày truyền thống) gây lãng phí và tốn kém trong thời gian qua.    

Thống nhất với báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Tài chính – ngân sách, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý thêm vấn đề các địa phương tổ chức quá nhiều lễ hội, Fetival mặc dù không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước nhưng lại huy  động xã hội hóa thì cũng gây lãng phí nguồn lực của xã hội. 

13km đường sắt trên cao “ngốn” gần 700 nhân sự

681 nhân sự, bao gồm lái tàu, nhân viên trung tâm điều độ, nhân viên trung tâm ga, sửa chữa tàu, ga, đường ray… đã được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo N. Huyền (Infonet)
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN