Điều ít biết về tượng Phật bằng đồng lâu đời nhất Việt Nam

Bức đại tượng Phật A Di Đà ở chùa Thần Quang (Hà Nội) được đúc từ nhiều pho tượng khác nhau vào năm 1952. Pho tượng Phật này từng được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận năm 2010 là bức tượng Phật bằng đồng lâu đời nhất Việt Nam.

Chùa Ngũ Xá (tên chữ là Thần Quang) ở phố Ngũ Xã (quận Ba Đình, Hà Nội), nơi có bức tượng Phật A Di Đà được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận năm 2010

Chùa Ngũ Xá (tên chữ là Thần Quang) ở phố Ngũ Xã (quận Ba Đình, Hà Nội), nơi có bức tượng Phật A Di Đà được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận năm 2010

Ở Hà Nội, không mấy người biết được rằng pho tượng phật A Di Đà hiện đặt tại chùa Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) là bức tượng Phật làm bằng đồng lâu đời nhất Việt Nam hiện còn được lưu giữ. Năm 2010, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận tượng Phật A Di Đà tại chùa Ngũ Xã là pho tượng Phật bằng đồng lâu đời nhất Việt Nam

Tượng Phật Di Đà được đúc liền khối bằng đồng, có chu vi chiều ngang 11,6m, cao 3,95m, khoảng cách giữa hai đầu gối 3,6m. Tượng tọa lạc trên tòa sen bằng đồng có 96 cánh, cao 1,45m. Tính cả tượng và tòa sen làm đế, pho tượng nặng 12.300kg và cao 5,4m.

 Tượng cao khoảng 4m và nặng 10 tấn. Để làm ra bức tượng này, nhà chùa và nhân dân làng Ngũ Xã đã phải huy động một số lượng đồng rất lớn

 Tượng cao khoảng 4m và nặng 10 tấn. Để làm ra bức tượng này, nhà chùa và nhân dân làng Ngũ Xã đã phải huy động một số lượng đồng rất lớn

Đại đức Thích Chính Tín, Trụ trì chùa Ngũ Xã cho biết, để làm ra được bức tượng Phật khổng lồ này, cả làng Ngũ Xã ngày xưa với các thợ, nghệ nhân lành nghề nhất đã phải cùng tham gia với nhiều ngày công ròng rã và phải huy động một số lượng đồng rất lớn

Nhà chùa đã kêu gọi khách thập phương đóng góp nhiều đồ đồng để đúc tượng nhưng vẫn không đủ số lượng nên đã đến xin chính quyền cho những tượng đồng trong kho của sở Lục lộ Thành phố, và ông thị trưởng thành phố đã chấp thuận cho chùa Thần Quang tất cả số tượng đồng trong kho, Trụ trì chùa cho biết.

Các công đoạn hoàn toàn  làm thủ công  nhưng tượng  lại liền khối bằng đồng, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và mất nhiều thời gian, công sức

Các công đoạn hoàn toàn  làm thủ công  nhưng tượng  lại liền khối bằng đồng, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và mất nhiều thời gian, công sức

Theo đại đức Tín, thời điểm đó, để đúc bức tượng lớn rất phức tạp, máy móc không có, điện cũng không, tất cả các công đoạn hoàn toàn làm bằng thủ công. Khâu nặn tượng bằng đất do một người nghệ nhân giỏi nhất mất nửa năm mới hoàn thành

Sau đó chuyển sang làm tượng bằng xi măng, cuối cùng mới làm khuôn để đổ đồng. Để làm pho tượng, những người thợ phải dùng đến 70 tấn đất sét và giấy bản để làm khuôn.

Tất cả những đường gấp khúc, uốn lượn, chìm nổi trên pho tượng đều rất tinh xảo, liền nhau thành một khối hoàn chỉnh, không hề thấy một gờ gợn do sai sót kỹ thuật

Tất cả những đường gấp khúc, uốn lượn, chìm nổi trên pho tượng đều rất tinh xảo, liền nhau thành một khối hoàn chỉnh, không hề thấy một gờ gợn do sai sót kỹ thuật

Trước khi đổ đồng vào khuôn, phải nung đất chín. Nhất là phần bên trong tượng phải xây lò đốt ở dưới chân đế, đốt lên để tượng chín như gạch. Bởi vì nếu để bề mặt đất vẫn còn ướt, khi đổ nước đồng có nhiệt độ khoảng 1.400 độ C, giữa nóng và lạnh sẽ sôi và tạo hơi, khi đó bức tượng sẽ bị lỗi, rỗ và khuôn có thể bị phá.

Ngày trọng đại nấu đồng đổ tượng, nhà chùa đã huy động rất nhiều thợ trong làng ra hỗ trợ việc nấu đồng. Tất cả chia ra thành 10 lò để nấu đồng. Lúc đó cả làng như một đại công trường, làm việc cả ngày liên tục. Có như thế đồng mới được đổ đều, bức tượng mới tạo ra một khối thống nhất. Tất cả những đường gấp khúc, uốn lượn, chìm nổi trên pho tượng đều rất tinh xảo, liền nhau thành một khối hoàn chỉnh, không hề thấy một gờ gợn do sai sót kỹ thuật.

Vẻ mặt đức Phật hiền từ, trầm tĩnh. Từ thân hình, dáng ngồi đến nếp áo đều toát lên sự trầm lắng sâu xa, nhưng lại rất sống động.

Vẻ mặt đức Phật hiền từ, trầm tĩnh. Từ thân hình, dáng ngồi đến nếp áo đều toát lên sự trầm lắng sâu xa, nhưng lại rất sống động.

Đây là một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng kỳ vĩ, độc đáo, tinh tế trên mọi phương diện, cả về kỹ thuật và nghệ thuật đúc đồng. Tượng được bố cục hết sức hài hòa. Vẻ mặt đức Phật hiền từ, trầm tĩnh, gần gũi. Từ thân hình, dáng ngồi đến nếp áo đều toát lên sự trầm lắng sâu xa, nhưng lại sống động như người thật. Những số đo của từng chi tiết được tính toán kỹ lưỡng và ước lượng chuẩn xác bởi nghệ nhân tạo mẫu và chỉ huy đúc tượng.

Làng Ngũ Xã là một làng nghề truyền thống đúc đồng nổi tiếng đất Thăng Long xưa. Hai tác phẩm nghệ thuật nổi là tượng đồng đen Trấn Vũ, còn gọi là tượng Huyền Thiên Trấn Vũ đặt tại đền Quán Thánh và pho tượng Phật Di Đà được đặt tại chùa Thần Quang, ngay trên đất làng.

Nguồn: [Link nguồn]

Điều ít biết về pho tượng Phật bằng gỗ lũa lớn nhất Việt Nam

Gỗ lũa để tạc tượng được nhập nguyên khối từ châu Phi và những người thợ tài ba phải làm ròng rã 6 tháng trời mới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN