Di tích Quốc gia Chùa Quan Thánh bị tô vẽ, biến dạng nghiêm trọng

Sự kiện: Tin nóng

Các bức phù điêu, bia chữ Hán trên vách núi tại Quan Thanh thuộc Khu di tích Quốc gia trên núi núi An Hoạch, TP Thanh Hóa, Thanh Hóa bị tô vẽ, đóng đinh xâm hại nghiêm trọng.

Các bức phù điêu, bia chữ Hán trên vách núi tại Quan Thanh thuộc Khu di tích Quốc gia trên núi An Hoạch, TP Thanh Hóa, Thanh Hóa bị tô vẽ, đóng đinh xâm hại nghiêm trọng.

Phù điêu tạc hình voi, ngựa... bị tô màu khoan đục

Chùa Quan Thánh tọa lạc trên vách đá cheo leo thuộc khu Di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia núi An Hoạch được Bộ VH&TTDL xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 1992 gồm các cụm di tích là Đình Thượng, chùa Hinh Sơn, chùa Quan Thánh, Lăng Quận Mãn và Hòn Vọng Phu.

Trong đó, chùa Quan Thánh đến ngày nay còn lưu giữ nhiều bức phù điêu tạc hình tượng voi, ngựa và Quận Công Lê Trung Nghĩa, Quan Công cùng các tùy tục và các tấm bia chữ Hán ghi lại các áng, văn thơ từ thời xa xưa.

Chùa Quan Thánh tọa lạc trên vách đá cheo leo thuộc khu Di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia núi An Hoạch.

Chùa Quan Thánh tọa lạc trên vách đá cheo leo thuộc khu Di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia núi An Hoạch.

Chùa Quan Thánh (hay Quan Lão) được làm trong hang đá núi Khế từ đầu thế kỷ XVII. Ngôi chùa được Quận Công Lê Trung Nghĩa cho tu sửa, tạc thêm tượng trên vách núi vào nửa sau thế kỷ XVIII.

Chùa Quan Thánh (hay Quan Lão) được làm trong hang đá núi Khế từ đầu thế kỷ XVII. Ngôi chùa được Quận Công Lê Trung Nghĩa cho tu sửa, tạc thêm tượng trên vách núi vào nửa sau thế kỷ XVIII.

Tuy nhiên, thời gian gần đây Di tích lịch sử quốc gia về nghệ thuật điêu khắc đá núi Nhồi đã và đang bị xâm hại nghiêm trọng.

Tuy nhiên, thời gian gần đây Di tích lịch sử quốc gia về nghệ thuật điêu khắc đá núi Nhồi đã và đang bị xâm hại nghiêm trọng.

Theo đó, các hình người, chữ bị tô vẽ lên màu đỏ, vàng làm di tích thay đổi so với nguyên trạng ban đầu.

Theo đó, các hình người, chữ bị tô vẽ lên màu đỏ, vàng làm di tích thay đổi so với nguyên trạng ban đầu.

Chưa hết một số bức phù điêu như ngựa, voi, các vị thần linh… được tạc trên vách núi cũng có màu sắc sặc sỡ.

Chưa hết một số bức phù điêu như ngựa, voi, các vị thần linh… được tạc trên vách núi cũng có màu sắc sặc sỡ.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Lợi Phó, Chủ tịch UBND phường An Hưng cho biết, chùa Quan Thánh có từ xa xưa và những vết sơn trên vách núi nói trên cũng đã xuất hiện từ lâu, không phải mới xuất hiện như dư luận xôn xao.

"Tất cả vết màu trên đó đã có từ lâu nhưng có phần mờ. Nhiều năm trước, người ta có tô lại, việc tô lại này cũng phải hơn 10 năm rồi"- ông Lợi cho hay.

"Tất cả vết màu trên đó đã có từ lâu nhưng có phần mờ. Nhiều năm trước, người ta có tô lại, việc tô lại này cũng phải hơn 10 năm rồi"- ông Lợi cho hay.

Theo ông Lợi, ngay sau khi có thông tin xôn xao về việc di tích bị xâm hại, UBND TP Thanh Hóa và các đơn vị chuyên môn thuộc Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu phường An Hưng có báo cáo về sự việc.

Theo ông Lợi, ngay sau khi có thông tin xôn xao về việc di tích bị xâm hại, UBND TP Thanh Hóa và các đơn vị chuyên môn thuộc Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu phường An Hưng có báo cáo về sự việc.

Tuy nhiên, ông Lợi thừa nhận để xảy ra tình trạng trên cũng do một phần quản lý chưa tốt của địa phương.

Tuy nhiên, ông Lợi thừa nhận để xảy ra tình trạng trên cũng do một phần quản lý chưa tốt của địa phương.

Một tấm bia tạc trên vách núi còn bị khoan, đục, đóng đinh khiến hai góc chữ trên tấm bia bị biến dạng.

Một tấm bia tạc trên vách núi còn bị khoan, đục, đóng đinh khiến hai góc chữ trên tấm bia bị biến dạng.

Ngay cả dòng chữ đền Quan Thánh cũng bị tô màu đỏ.

Ngay cả dòng chữ đền Quan Thánh cũng bị tô màu đỏ.

Bị xâm hại nghiêm trọng đến yếu tố gốc của di tích

Bà Bùi Thị Tuyết, Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa thuộc Sở VH-TT&DL Thanh Hóa cho hay đã có văn bản gửi UBND TP Thanh Hóa, địa phương quản lý di tích tiến hành kiểm tra, làm rõ.

Theo bà Tuyết, Sở VH-TT&DL cũng đã chỉ đạo thanh tra, phòng chuyên môn, đơn vị bảo tồn di sản sớm vào cuộc kiểm tra cụ thể liên quan đến thông tin di tích bị xâm phạm

Những bút tích khắc trên đá có tuổi đời hàng trăm năm đã bị tô vẽ quá mức.

Những bút tích khắc trên đá có tuổi đời hàng trăm năm đã bị tô vẽ quá mức.

Sáng 8-11, lãnh đạo UBND TP Thanh Hóa và Sở VH-TT&DL đã có buổi kiểm tra và chỉ đạo địa phương báo cáo sự việc cụ thể việc di tích chùa Quán Thánh bị xâm hại nghiêm trọng.

Trao đổi với PV tại buổi kiểm tra thực tế, bà Phạm Thị Việt Nga, Phó chủ tịch UBND TP Thanh Hó, sau khi nắm được thông tin, thành phố đã yêu cầu Chủ tịch UBND phường An Hưng phải báo cáo, giải trình chi tiết về vụ việc di tích bị xâm hại.

Trao đổi với PV tại buổi kiểm tra thực tế, bà Phạm Thị Việt Nga, Phó chủ tịch UBND TP Thanh Hó, sau khi nắm được thông tin, thành phố đã yêu cầu Chủ tịch UBND phường An Hưng phải báo cáo, giải trình chi tiết về vụ việc di tích bị xâm hại.

“Chúng tôi đánh giá đây là sự việc nghiêm trọng, sẽ tiếp tục yêu cầu giải trình, cần thiết thì phối hợp với cơ quan chức năng để tìm ra được ai là người trực tiếp vẽ lên các tấm bia này. Quá trình tổ chức thực hiện, trước mắt yêu cầu phường cần kiểm tra, giám sát xử lý và báo cáo đến các cấp có thẩm quyền theo quy định"- bà Nga khẳng định.

“Chúng tôi đánh giá đây là sự việc nghiêm trọng, sẽ tiếp tục yêu cầu giải trình, cần thiết thì phối hợp với cơ quan chức năng để tìm ra được ai là người trực tiếp vẽ lên các tấm bia này. Quá trình tổ chức thực hiện, trước mắt yêu cầu phường cần kiểm tra, giám sát xử lý và báo cáo đến các cấp có thẩm quyền theo quy định"- bà Nga khẳng định.

Chùa Quan Thánh (hay Quan Lão) được làm trong hang đá núi Khế từ đầu thế kỷ XVII. Ngôi chùa được Quận Công Lê Trung Nghĩa cho tu sửa, tạc thêm tượng trên vách núi vào nửa sau thế kỷ XVIII.

Nguồn: [Link nguồn]

Đình cổ di tích cấp Quốc gia bị tô vẽ sơn để làm tranh cổ động

Ngôi đình hàng trăm năm tuổi, là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia bị vẽ một lớp sơn mới để làm tranh cổ động hưởng ứng Tháng Thanh niên 2022.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đặng Trung ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN