Đề nghị công nhận liệt sĩ cho cán bộ thiệt mạng khi đi cứu người

Sự kiện: Thời sự

Ngày 31-1, ông Trần Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tỉnh Quảng Nam, cho biết địa phương chưa nhận được phản hồi từ Bộ LĐ-TB-XH liên quan đến đề nghị công nhận liệt sĩ cho 2 cán bộ xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) qua đời ngày 28-10-2020 trong lúc đi cứu người.

Trước đó, ngày 13-1, ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ký công văn gửi Bộ LĐ-TB-XH, đề nghị cấp bằng "Tổ quốc ghi công" đối với ông Hồ Văn Sợ (SN 1995), cán bộ Dân vận - Tuyên giáo xã Phước Lộc và ông Hồ Văn Độ (SN 1992), Phó Bí thư Đoàn Thanh niên xã Phước Lộc. Đây là lần thứ hai tỉnh Quảng Nam gửi công văn đề nghị công nhận liệt sĩ cho 2 cán bộ trên.

Những cán bộ xã Phước Lộc đi làm nhiệm vụ cứu người do sạt lở đất vào tháng 10-2020

Những cán bộ xã Phước Lộc đi làm nhiệm vụ cứu người do sạt lở đất vào tháng 10-2020

Vào tháng 8-2021, UBND tỉnh Quảng Nam từng gửi văn bản đề nghị nhưng ngày 20-12-2022, Bộ LĐ-TB-XH có công văn trả lời, trong đó nêu: "Ông Hồ Văn Độ và ông Hồ Văn Sợ đang trên đường đi đến khu vực ảnh hưởng của bão số 9 thì bị tai nạn (sạt lở núi) dẫn đến tử vong nên chưa đủ cơ sở xem xét, xác nhận liệt sĩ".

Trong công văn lần này, UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng căn cứ vào điều kiện xác nhận liệt sĩ theo quy định của Chính phủ thì người hy sinh thuộc trường hợp "Dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân" được xem xét xác nhận là liệt sĩ.

Đề nghị công nhận liệt sĩ cho cán bộ thiệt mạng khi đi cứu người - 2

"Trong trường hợp mưa to, gió lớn, nước sông dâng cao, chảy xiết, sạt lở đất nghiêm trọng, đang đe dọa đến tính mạng và nhà cửa của 2 hộ dân, sau khi nhận được sự chỉ đạo và phân công của chủ tịch UBND xã Phước Lộc, ông Hồ Văn Độ và ông Hồ Văn Sợ đã đi thực hiện ngay việc cứu tính mạng và tài sản của nhân dân. Điều này cho thấy ông Độ và ông Sợ nhận thức được đầy đủ sự nguy hiểm và tính cấp bách của công việc, chủ động thực hiện hành vi dũng cảm để cứu người, cứu tài sản của nhân dân, chấp nhận hy sinh bản thân và đã được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân địa phương suy tôn, đề nghị công nhận liệt sĩ. Mặt khác, hoạt động cứu người, cứu tài sản nhân dân trong trường hợp này là một quá trình được tính từ lúc ông Độ và ông Sợ bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ cứu người, cứu tài sản của 2 hộ dân (hộ bà Nguyễn Thị Y và hộ ông Võ Sơn), trên đường đi thực hiện nhiệm vụ không may bị sạt lở núi, ông Độ và ông Sợ bị vùi lấp, hy sinh.

Từ những nhận định trên, có thể thấy rằng ông Độ và ông Sợ hy sinh khi dũng cảm thực hiện cứu người, cứu tài sản của nhân dân. Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ LĐ-TB-XH xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cấp bằng "Tổ quốc ghi công" đối với 2 trường hợp trên để trao cho gia đình" - công văn của UBND tỉnh Quảng Nam nêu.

Nguồn: [Link nguồn]

Nước mắt người mẹ Việt Nam anh hùng của liệt sĩ thời bình

Một học sinh lớp 11 đã dũng cảm lao ra sông dữ cứu người rồi mãi mãi ra đi. Đó là liệt sĩ Nguyễn Anh Tuấn - con trai độc nhất của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Kim.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Thường ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN