Cầu 100 tỷ xây xong vẫn chờ, người dân phải "liều mình" đi qua đường tạm sình lầy

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Công trình cầu Sơn Giang – Sơn Linh (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) có tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng đến nay vẫn chưa thể đưa vào sử dụng. Người dân hằng ngày phải liều mình đi qua tuyến đường tạm sình lầy, vào mùa mưa lũ nước sông dâng cao buộc phải vượt sông bằng đò rất nguy hiểm.

Dự án khắc phục cầu Sơn Giang - Sơn Linh được UBND huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 2/2022, với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng, từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương hỗ trợ cho tỉnh Quảng Ngãi khắc phục hậu quả thiên tai năm 2021.

Dự án do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Sơn Hà làm chủ đầu tư và chính thức thi công vào ngày 14/5/2022. Công trình gồm phần cầu và đường vào hai đầu cầu. Trong đó, cầu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực gồm 7 nhịp, kết cấu nhịp bằng dầm Super T bê tông cốt thép. Đường vào hai đầu cầu thảm bê tông nhựa, rộng từ 7,5 – 9m, có lề gia cố 0,5m hai bên, hệ thống thoát nước ngang, đường dân sinh kết nối, nút giao thông…

Cầu 100 tỷ xây xong vẫn chờ, người dân phải "liều mình" đi qua đường tạm sình lầy - 1

Cầu 100 tỷ xây xong vẫn chờ, người dân phải "liều mình" đi qua đường tạm sình lầy - 2

Cầu 100 tỷ xây xong vẫn chờ, người dân phải "liều mình" đi qua đường tạm sình lầy - 3

Cầu Sơn Giang - Sơn Linh đã hoàn thành, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể đưa vào sử dụng.

Cầu Sơn Giang - Sơn Linh đã hoàn thành, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể đưa vào sử dụng.

Mục đích của công trình thay thế cầu tràn cũ đã xuống cấp, lại thường xuyên chia cắt, cô lập hơn 1.000 hộ dân với hơn 11.000 nhân khẩu của hai xã Sơn Linh và Sơn Cao vào mùa mưa lũ, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, đi lại và sản xuất của người dân. Theo kế hoạch ban đầu, cầu Sơn Giang - Sơn Linh hoàn thành xây dựng, giải ngân 100% vốn trong năm 2022.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên thời gian hoàn thành được kéo dài đến cuối năm 2023. Đến nay công trình này vẫn chưa thể hoàn thành và đưa vào sử dụng, người dân hằng ngày phải liều mình đi qua tuyến đường tạm sình lầy, vào mùa mưa lũ nước sông dâng cao họ buộc phải vượt sông bằng đò rất nguy hiểm.

Theo ghi nhận của PV, tuyến đường tạm cầu tràn Sơn Giang - Sơn Linh, mỗi ngày có đến hàng trăm lượt xe lớn nhỏ lưu thông. Lượng xe qua lại đông, trong một thời gian dài nên đoạn đường xuất hiện nhiều vệt bánh xe lún sâu, đường nổi sình bùn, dẻo quánh và trơn trượt xe tải chở keo bị mắc kẹt và nhiều người điều khiển xe máy không dám đi qua.

Cầu 100 tỷ xây xong vẫn chờ, người dân phải "liều mình" đi qua đường tạm sình lầy - 5

Cầu 100 tỷ xây xong vẫn chờ, người dân phải "liều mình" đi qua đường tạm sình lầy - 6

Xe tải bị mắc kẹt do sình lầy.

Xe tải bị mắc kẹt do sình lầy.

Bà Cao Thị Yến (trú xã Sơn Giang, huyện Sơn Hà) cho hay, trên tuyến đường tạm này đã có nhiều vụ trượt xe té ngã, gãy chân, gãy tay. Người dân đã nhiều lần trực tiếp đến UBND xã để phản ảnh và cầu cứu ngành chức năng đổ cát, đá sửa lại đoạn đường tạm cho người dân dễ đi lại nhưng đến nay vẫn không thấy.

“Ngày khởi công bà con ai cũng mừng và mong có cây cầu mới chắc chắn để đi, chứ mỗi lần mưa lớn nước sông dâng cao cầu tràn không thể đi được, muốn qua sông phải đi bằng đò máy, giờ cầu làm xong rồi mà vẫn chưa thể đưa vào sử dụng, người dân hằng ngày phải đi qua tuyến đường tạm sình lầy, rất khó khăn. Bà con mong muốn chính quyền huyện sớm thi công hoàn thành cây cầu mới để bà con an tâm qua lại mỗi khi mùa mưa bão đến”, bà Yến mong muốn.

Không những vậy, tuyến đường tạm có quá nhiều sình lầy nên mỗi khi xe đi qua đoạn đường này, nhất là xe tải nặng nên kéo theo bùn đất vương vãi khắp mặt đường, đóng thành ván dày, sau khi trời nắng trở lại tạo nên bụi mù mịt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và làm đảo lộn cuộc sống của nhiều hộ dân.

Cầu 100 tỷ xây xong vẫn chờ, người dân phải "liều mình" đi qua đường tạm sình lầy - 8

Cầu 100 tỷ xây xong vẫn chờ, người dân phải "liều mình" đi qua đường tạm sình lầy - 9

Mặt đường tạm sình lầy khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Mặt đường tạm sình lầy khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Phụng (trú xã Sơn Giang) cho biết, tuyến đường tạm có quá nhiều sình lầy nên mỗi khi xe tải đi qua kéo theo bùn đất vương vãi khắp mặt đường, đóng thành ván dày, trời nắng bụi bay mù mịt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhiều hộ dân. “Người dân mong muốn các ngành chức năng có biện pháp xử lý để đường xá trở nên sạch sẽ để người dân đón Tết”, bà Phụng nói.

Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Sơn Hà Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, đã khắc phục nhiều lần nhưng do xe tải chở keo đi lại nên đường trở nên sình lầy. “Tranh thủ thời tiết nắng ráo, chúng tôi sẽ cho đơn vị thi công thảm nhựa 2 bên đầu cầu, công trình cầu Sơn Giang – Sơn Linh để phục vụ người dân” ông Hoàng nói.

Cầu 100 tỷ xây xong vẫn chờ, người dân phải "liều mình" đi qua đường tạm sình lầy - 11

Cầu 100 tỷ xây xong vẫn chờ, người dân phải "liều mình" đi qua đường tạm sình lầy - 12

Đường tạm cầu tràn Sơn Giang - Sơn Linh nổi sình lầy nghiêm trọng.

Đường tạm cầu tràn Sơn Giang - Sơn Linh nổi sình lầy nghiêm trọng.

Nói về vấn đề này, bà Đinh Thị Trà - Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà cho biết, trong 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật vừa qua, UBND huyện đã chỉ đạo đơn vị liên quan tổ chức khắc phục, nhưng do một số nguyên nhân khách quan nên chưa triển khai được. Bên cạnh đó, cầu Sơn Giang – Sơn Linh cũng không thể thi công do thời tiết.

“Chúng tôi cũng muốn làm sớm để người dân đi lại được thuận lợi, vừa qua lãnh đạo 3 xã (Sơn Giang, Sơn Linh, Sơn Cao) cũng có xin chủ trương để khắc phục cùng với nhà thầu. Tuy nhiên, yêu cầu nhà thầu làm hoài cũng khó, vì cứ sáng làm thì chiều mưa, cùng với đó xe tải trọng lớn đi qua lại nhiều, trong khi đất mềm nên nền đất bị lún. Huyện cũng muốn sớm khắc phục nhưng vì thời tiết thế này không thể làm được”, bà Trà nói.

Cầu 100 tỷ xây xong vẫn chờ, người dân phải "liều mình" đi qua đường tạm sình lầy - 14

Vào mùa mưa lớn nước sông dâng cao, cầu tràn Sơn Giang – Sơn Linh bị chia cắt người dân buộc phải đi đò máy rất nguy hiểm. Ảnh: (chụp ngày 6/12/2023)

Vào mùa mưa lớn nước sông dâng cao, cầu tràn Sơn Giang – Sơn Linh bị chia cắt người dân buộc phải đi đò máy rất nguy hiểm. Ảnh: (chụp ngày 6/12/2023)

Cũng theo bà Trà, thời gian tới, khi thời tiết thuận lợi, huyện sẽ yêu cầu các đơn vị liên quan khắc phục bằng cách đổ đá cấp phối những đoạn bị sình lầy. Nói chung giờ phải phụ thuộc vào thời tiết, chứ bây giờ mặt đất như một đám ruộng, cứ đổ xuống lại bị nhão ra, trong khi xe trọng tải lớn đi nhiều”, bà Trà nói thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Cận cảnh “con đường đau khổ“ 800 tỷ đồng làm hơn 8 năm chưa xong ở TPHCM

Công trình nâng cấp đường Lương Định Của (TP Thủ Đức, TPHCM) dài gần 2,5km khởi công từ 8 năm trước nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Ngọc ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN