Cần làm gì khi qua chốt kiểm soát tại TP HCM?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Cơ quan chức năng đã lý giải về nguyên nhân tại sao các chốt kiểm soát ùn ứ khi áp dụng "di biến động dân cư".

Theo một cán bộ công an, ngày đầu áp dụng khai báo di biến động dân cư, một số quận, huyện trên địa bàn TP HCM còn bị động khiến người dân tập trung đông ở các chốt kiểm soát. Trước đó, Công an TP HCM đã tuyên truyền rộng rãi đến các địa phương và người dân về việc triển khai phần mềm quản lý di biến động của người dân khi ra vào tất cả các chốt trên địa bàn TP. Thông tin cũng được đăng tải trên báo đài và truyền hình để người dân nắm được các bước để thực hiện. 

Chốt kiểm soát trên đường Phạm Văn Đồng, TP Thủ Đức sáng nay (15-8)

Chốt kiểm soát trên đường Phạm Văn Đồng, TP Thủ Đức sáng nay (15-8)

Công an các quận, huyện trên địa bàn TP cần phải tuyên truyền, chụp bảng hướng dẫn 5 bước hướng dẫn di biến động dân cư và cấp mã QR để người dân chủ động khai báo ở nhà trước, tránh tình trạng kẹt lại tại các chốt kiểm soát. Ở các bệnh viện cũng áp dụng hình thức này đã giảm thiếu được tình trạng người tập trung đông. 

Cần làm gì khi qua chốt kiểm soát tại TP HCM? - 2

Người dân tập trung đôn tại chốt kiểm soát trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp

Người dân tập trung đôn tại chốt kiểm soát trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp

Ngoài ra, công an các quận, huyện phải tuyên truyền bằng hình thức phát tờ rơi, loa kẹo kéo… cho những người dân không sử dụng Smartphone để họ nắm được thông tin về 5 bước thực hiện di biến động dân cư đã áp dụng. 

Thực tế hiện nay nhiều người ra đường không sử dụng Smartphone hoặc sử dụng nhưng khi quét mã QR để khai báo thì không thành thạo, mất nhiều thời gian, gây ách tắc tại chốt kiểm soát. Do đó, ngoài việc tuyên truyền cho người dân quét mã QR để khai báo thông tin ở nhà thì 12 chốt kiểm soát và các chốt kiểm soát ở các quận, huyện nên dán mã QR cách chốt khoảng 5-10m để người dân khai báo, hạn chế tập trung đông ở hàng rào chốt kiểm soát. 

"Do mới cập nhập nên một số quận, huyện và người dân còn lúng túng. Riêng 12 chốt kiểm soát do lực lượng CSGT giám sát đang làm rất tốt, hạn chế được tình trạng người tập trung đông tại chốt" – vị cán bộ công an cho hay.

Nhiều bạn đọc hiến kế về việc Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06), Công an TP HCM cần tham mưu Giám đốc Công an TP chỉ đạo công an các quận, huyện phân công cảnh sát khu vực tuyên truyền rộng rãi đến người dân địa bằng bằng nhiều hình thức sử dụng các mạng xã hội Zalo, Facebook, phát tờ rơi… Tham mưu cho Sở TT-TT báo cáo lãnh đạo Mobifone, Viettel tuyên truyền về mã QR và khai báo di biến động dân cư để người dân thực hiện.

TP nên chăng áp dụng chỉ cho phương tiện ra đường theo ngày chẵn – lẻ (không tính phương tiện của lực lượng thực thi nhiệm vụ). Ví dụ như phương tiện mang biển kiểm soát cuối số chẵn thì ra đường ngày chẵn, số lẽ thì đi ngày lẽ. Ngoài ra, cần xử lý nghiêm những người ra đường không mang giấy tờ tuỳ thân và những giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp để lưu thông. 

"Theo tôi, nếu thực hiện nghiêm những quy định này sẽ hạn chế được những ca F0 ngoài cộng đồng", bạn đọc hiến kế. 

Khi người dân di chuyển qua các chốt, trạm kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 ở TPHCM thì sẽ được cán bộ chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tại chốt hướng dẫn và yêu cầu người dân kê khai thông tin di biến động tại địa chỉ trang Website https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn . Việc kê khai thông tin di biến động được thực hiện như sau.

Bước 1: Người dân truy cập vào Hệ thống quản lý tờ khai y tế theo địa chỉ website https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn hoặc quét mã QR bằng ứng dụng Zalo hoặc ứng dụng quét mã QR code để vào biểu mẫu khai báo y tế. Lưu ý: Không dùng ứng dụng Bluezone để quét mã QR này.

Cần làm gì khi qua chốt kiểm soát tại TP HCM? - 4

Bước 2: Đọc kỹ và điền chính xác các thông tin vào các ô trong biểu mẫu khai báo (ô có dấu sao "*" biểu thị việc bắt buộc phải nhập).

Bước 3: Nhập mã xác thực vào ô cuối cùng của biểu mẫu khai báo.

Bước 4: Nhấn nút "Gửi đi" và chờ cho đến khi màn hình xuất hiện thông báo mã QR, người dân chụp lại màn hình hoặc chọn để lưu mã.

Bước 5: Xuất trình mã QR cho cán bộ tại chốt kiểm dịch kiểm tra thông tin kèm theo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

Riêng đối với trường hợp người dân không có điện thoại thông minh (smatphone) để khai báo, cán bộ tại chốt sẽ phát phiếu khai báo y tế cho người dân để khai. Sau khi kê khai, cán bộ kiểm tra, đối chiếu thông tin với Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người dân.

Nguồn: [Link nguồn]

Ảnh: Hàng trăm phương tiện ùn ứ tại chốt kiểm soát dịch ở TP.HCM

Nhiều phương tiện xếp thành hàng dài tại chốt kiểm soát dịch COVID-19 ở quận Bình Thạnh, TP.HCM khi lực lượng chức năng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo SỸ HƯNG ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN