Căn cước cho trẻ em dưới 6 tuổi khác gì với người trên 14 tuổi?

Sự kiện: Tin ngắn
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Mặt trước thẻ căn cước cho công dân dưới 6 tuổi sẽ không có ảnh khuôn mặt, đây là điểm khác biệt so với thẻ căn cước của công dân từ 6 tuổi trở lên.

Từ ngày 1/7, khi luật Căn cước 2023 có hiệu lực, Bộ Công an sẽ triển khai cấp "thẻ căn cước" theo mẫu mới.

Điểm đáng chú ý, theo Điều 19 Luật Căn cước 2023, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. Đối với nhóm công dân dưới 14 tuổi, Bộ Công an quy định hai mẫu thẻ căn cước khác nhau, chia theo độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi và từ 6 trở lên. Mẫu thẻ căn cước được quy định tại Thông tư số 16/2024/TT-BCA của Bộ Công an, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

 Ảnh minh hoạ.

 Ảnh minh hoạ.

Đối với công dân Việt Nam dưới 6 tuổi, mặt trước thẻ căn cước gồm các thông tin sau: dòng chữ CĂN CƯỚC; biểu tượng chíp điện tử; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch.

Đối với công dân Việt Nam từ 6 tuổi trở lên, mặt trước thẻ căn cước gồm các thông tin sau: dòng chữ CĂN CƯỚC; biểu tượng chíp điện tử; ảnh khuôn mặt của người được cấp thẻ căn cước; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch.

Như vậy, mặt trước thẻ căn cước cho công dân dưới 6 tuổi sẽ không có ảnh khuôn mặt, đây là điểm khác biệt so với thẻ căn cước của công dân từ 6 tuổi trở lên.

Đối với mặt sau thẻ căn cước, mẫu thẻ được dùng chung cho nhóm dưới 6 tuổi và từ 6 tuổi trở lên. Theo đó, mặt sau thẻ căn cước gồm các thông tin: Nơi cư trú; Nơi đăng ký khai sinh; Chíp điện tử; Mã QR; Ngày, tháng, năm cấp; Ngày, tháng, năm hết hạn; Dòng MRZ.

Về trình tự, thủ tục đối với người dưới 6 tuổi thì người đại diện hợp pháp gồm: cha, mẹ hoặc người giám hộ thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước trực tuyến trên cổng dịch vụ công. Với nhóm tuổi này, khi làm thẻ căn cước, cơ quan quản lý căn cước sẽ không thu nhận thông tin sinh trắc học ảnh mặt, vân tay và mống mắt.

Nếu trẻ em dưới 6 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước khi đi đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, hoặc ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước.

Trường hợp người từ đủ 6 tuổi trở lên thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải đưa trẻ đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận đặc điểm nhân dạng và thông tin sinh trắc học (hình ảnh gương mặt, vân tay và mống mắt) như người từ đủ 14 tuổi trở lên khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

Theo Nghị định 70 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước, trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi.

Nguồn: [Link nguồn]

 Để được cấp CCCD phải có nơi thường trú, muốn có nơi thường trú thì phải có chỗ ở hợp pháp, với một số người đáp ứng yêu cầu này không phải dễ...; vậy là phận người "vô danh" lại một lần nữa gặp vướng. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Tuấn ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN