BOT Cai Lậy: 6 bất thường cần làm rõ

Tháng 9-2013, Bộ GTVT công bố danh mục dự án đầu tư tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, Tiền Giang dài 12 km theo hình thức hợp đồng BOT.

1. Chèn dự án

Tháng 9-2013, Bộ GTVT công bố danh mục dự án đầu tư tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, Tiền Giang dài 12 km theo hình thức hợp đồng BOT. Ngày 11-11-2013, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có văn bản đồng ý chủ trương đầu tư dự án. Đến ngày 19-12-2013, Bộ GTVT bổ sung hạng mục “tăng cường mặt đường quốc lộ 1 đoạn Km 1987+560 - Km 2014+000” vào dự án BOT nói trên, trái với văn bản của phó thủ tướng (xem thêm trong bài Trạm Cai Lậy vỡ trận: Cái giá của sự nhập nhằng!).

2. Chồng dự án

Việc trạm thu phí Cai Lậy nằm “nhầm chỗ” tại Km 1999+300 m đang bị các tài xế quyết liệt phản đối, đòi phải dời về đúng vị trí được phê duyệt (Km 1999+900 m trên ngã ba đầu đoạn đường tránh dài 12 km). Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là ngay tại vị trí được phê duyệt đã có dự án Xưởng may Tiền Giang đang được xây dựng và có diện tích lớn gấp hàng chục lần trạm thu phí. Vì sao dự án “chồng” lên nhau mà không ai hay biết? Hay là người ta chỉ phê duyệt vị trí Km 1999+900 m cho có, còn ngay từ đầu đã nhắm sẽ đặt trạm thu phí tại vị trí hiện hữu?

BOT Cai Lậy: 6 bất thường cần làm rõ - 1

Đường tránh thị trấn Cai Lậy. Ảnh: Hữu Danh

3. Hai cây cầu biến mất

Tại cuộc họp báo chiều 17-8, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết việc thay hai cầu Ông Thiệm và Chín Chương (trong thiết kế) thành cống trên tuyến đường tránh là phương án kỹ thuật do cầu quá nhỏ, chỉ dài khoảng 6 m, dân gian gọi vui là “cầu chó nhảy”. Việc thay thế cầu bằng cống là biện pháp kỹ thuật để đảm bảo thoát nước. Và chi phí nếu có chênh lệch chắc chắn cũng không quá nhiều.

Thế nhưng chúng tôi đã chụp không ảnh và khẳng định nếu phải làm cầu thì cầu Ông Thiệm có khả năng là cây cầu dài nhất trên tuyến tránh. Theo đó, kênh Ông Thiệm nằm vắt xéo qua đường, nếu không nắn dòng chảy thì cây cầu sẽ rất dài, có thể cả trăm mét. Do đó việc thay đổi thiết kế sẽ giảm chi phí khá lớn.

 4. Đánh tráo khái niệm

BOT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Build - Operate - Transfer, có nghĩa là Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao. Yếu tố đầu tiên phải có xây dựng. Theo quyết định của Bộ GTVT, ngoài việc xây dựng đường tránh thì hạng mục tăng cường mặt đường quốc lộ 1, đoạn đi qua địa bàn thị trấn Cai Lậy là một phần của dự án. Vậy phần này có phải là “Build” hay không? Dĩ nhiên là không. Không thể có chuyện dặm vá, sửa chữa rồi xem đó là BOT để thu phí. Cũng cần làm rõ thực tế nhà đầu tư đã chi bao nhiêu để dặm vá, thảm nhựa đoạn quốc lộ này? Có tới mức gần 400 tỉ đồng như báo cáo không?

5. Thu phí trước nghiệm thu

Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa trước đó đã tuyên bố các dự án BOT giao thông phải quyết toán xong mới được thu phí. Tuy nhiên, vì sao tại dự án BOT Cai Lậy chưa được quyết toán đã thu phí? 

Nhiều chuyên gia giao thông còn yêu cầu Bộ GTVT phải giải thích rõ ràng chủ trương và quá trình ghép nối nhập nhằng giữa đầu tư xây dựng tuyến tránh và bảo trì, duy tu quốc lộ 1. Vì sao quỹ bảo trì đường bộ thu cả chục ngàn tỉ đồng trong năm 2016 mà vẫn không có hơn 300 tỉ đồng để duy tu 26,5 km trục lộ xung yếu cho cả miền Tây.

6. Đường tránh chất lượng xấu

Dù trạm Cai Lậy đang tạm ngưng thu phí nhưng nhiều tài xế không dám đi đường tránh vào ban đêm vì sợ không an toàn. Lý do đường này chỉ có hai làn ô tô, không có dải phân cách cứng, không có chống lóa nên ban đêm các xe ngược chiều thường chiếu thẳng đèn vào mặt nhau. Ngoài ra, đường cũng không có hành lang an toàn, trâu bò thả rông khá nhiều nên ban ngày tài xế cũng phải hết sức cẩn thận.

Vụ trạm thu phí Cai Lậy: Tiền Giang ”phản pháo” Bộ GTVT

Chính vì chủ đầu tư thấy dự án có trạm thu phí đặt trên Quốc lộ 1 nên mới quyết định đầu tư và vấp phải sự...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hữu Danh (Pháp luật TP.HCM)
Tài xế dùng tiền lẻ trả phí trạm Cai Lậy Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN