Bộ sưu tập gỗ hóa ngọc độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Sự kiện: 24h vạn dặm

Dưới sự tác động của thiên nhiên, những cây gỗ nằm dưới lòng đất hàng nghìn năm, thậm chí hàng triệu năm đã hóa ngọc mã não tương tự như quá trình xương, cốt động vật hóa thạch thời tiền sử.

Ông Lê Văn Dũng (TP. Sông Công, Thái Nguyên), chủ nhân những thân gỗ hóa ngọc cho biết, phải mất nhiều năm mới tìm mua được khoảng vài khúc gỗ hóa thạch và hóa ngọc bởi chúng rất hiếm. Mỏ gỗ hóa thạch thường có ở vùng Primorie thuộc Nga, Ukraina và Acmênia. Gỗ hóa thạch còn được tìm thấy ở Indonesia, Australia, Hoa Kỳ và Việt Nam. Tại Việt Nam thì có 2 vùng thường xuất hiện gỗ hóa thạch đó là Lạng Sơn và Tây Nguyên

Ông Lê Văn Dũng (TP. Sông Công, Thái Nguyên), chủ nhân những thân gỗ hóa ngọc cho biết, phải mất nhiều năm mới tìm mua được khoảng vài khúc gỗ hóa thạch và hóa ngọc bởi chúng rất hiếm. Mỏ gỗ hóa thạch thường có ở vùng Primorie thuộc Nga, Ukraina và Acmênia. Gỗ hóa thạch còn được tìm thấy ở Indonesia, Australia, Hoa Kỳ và Việt Nam. Tại Việt Nam thì có 2 vùng thường xuất hiện gỗ hóa thạch đó là Lạng Sơn và Tây Nguyên

Theo ông Dũng, hiện tượng gỗ hóa đá (mộc hóa thạch) là một trong những hiện tượng kì lạ của thiên nhiên, đây là một quá trình diễn ra hàng trăm triệu năm dưới lòng đất. Để có vài thân gỗ hóa ngọc mã não như thế này phải tìm mua trong nhiều năm vì chúng rất hiếm.

Theo ông Dũng, hiện tượng gỗ hóa đá (mộc hóa thạch) là một trong những hiện tượng kì lạ của thiên nhiên, đây là một quá trình diễn ra hàng trăm triệu năm dưới lòng đất. Để có vài thân gỗ hóa ngọc mã não như thế này phải tìm mua trong nhiều năm vì chúng rất hiếm.

Giải thích về hiện tượng gỗ hóa thạch, ông Vương Xuân Nguyên, Chánh văn phòng Hội Sinh Vật Cảnh thành phố Hà Nội cho biết, gỗ hóa thạch có nguồn gốc từ những cây rừng nguyên sinh, khi bị tác động của núi lửa phun trào những thân gỗ không bị cháy mà bị chôn vùi trong nham thạch với thời gian hàng triệu năm, trong quá trình phát triển của địa chất dần dần biến thành than đá.

Giải thích về hiện tượng gỗ hóa thạch, ông Vương Xuân Nguyên, Chánh văn phòng Hội Sinh Vật Cảnh thành phố Hà Nội cho biết, gỗ hóa thạch có nguồn gốc từ những cây rừng nguyên sinh, khi bị tác động của núi lửa phun trào những thân gỗ không bị cháy mà bị chôn vùi trong nham thạch với thời gian hàng triệu năm, trong quá trình phát triển của địa chất dần dần biến thành than đá.

Ở những vùng cây chết bị phủ lên bởi nhiều loại khoáng vật từ quá trình phun trào núi lửa, những khoáng vật đó sẽ thẩm thấu vào các mao mạch gỗ. Khi cấu trúc của gỗ bị phá vỡ dần dần, những sợi gỗ bị thay thế bởi các khoáng chất vô cơ khác như đá thạch anh, opal, canxedon…

Ở những vùng cây chết bị phủ lên bởi nhiều loại khoáng vật từ quá trình phun trào núi lửa, những khoáng vật đó sẽ thẩm thấu vào các mao mạch gỗ. Khi cấu trúc của gỗ bị phá vỡ dần dần, những sợi gỗ bị thay thế bởi các khoáng chất vô cơ khác như đá thạch anh, opal, canxedon…

Về nguyên lý, gỗ hóa thạch có quá trình tương tự như xương, cốt động vật hóa thạch. Quá trình này được diễn ra liên tục và tùy theo các khoáng thể được thay thế mà định hình nên các loại gỗ hóa thạch với tính chất và độ cứng khác nhau.

Về nguyên lý, gỗ hóa thạch có quá trình tương tự như xương, cốt động vật hóa thạch. Quá trình này được diễn ra liên tục và tùy theo các khoáng thể được thay thế mà định hình nên các loại gỗ hóa thạch với tính chất và độ cứng khác nhau.

"Độ cứng của gỗ hóa thạch tương đương với mã não, trong đó, gỗ hóa thạch mã não (hay gỗ hóa ngọc mã não) là một loại đá quý được nhiều người yêu thích", ông Nguyên thông tin.

"Độ cứng của gỗ hóa thạch tương đương với mã não, trong đó, gỗ hóa thạch mã não (hay gỗ hóa ngọc mã não) là một loại đá quý được nhiều người yêu thích", ông Nguyên thông tin.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Trung Dũng, Phó Chủ tịch Hội đá cảnh, đá phong thủy Việt Nam cho biết, gỗ lũa chưa hóa thạch không có giá trị như gỗ lũa đã hóa thạch. Gỗ lũa hóa ngọc thì càng có giá trị, chúng rất cứng và nặng, có khối lên đến vài tạ.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Trung Dũng, Phó Chủ tịch Hội đá cảnh, đá phong thủy Việt Nam cho biết, gỗ lũa chưa hóa thạch không có giá trị như gỗ lũa đã hóa thạch. Gỗ lũa hóa ngọc thì càng có giá trị, chúng rất cứng và nặng, có khối lên đến vài tạ.

"Gỗ hóa ngọc, theo thang bảng đo độ cứng nó chỉ thấp hơn kim cương một bậc. Để phát hiện một khối gỗ hóa ngọc như vậy rất khó vì nó nằm trong lõi của một khối rất lớn, có khi cả một núi đá bao quanh", ông Dũng giải thích.

"Gỗ hóa ngọc, theo thang bảng đo độ cứng nó chỉ thấp hơn kim cương một bậc. Để phát hiện một khối gỗ hóa ngọc như vậy rất khó vì nó nằm trong lõi của một khối rất lớn, có khi cả một núi đá bao quanh", ông Dũng giải thích.

Bộ sưu tập gỗ hóa ngọc độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 9

Đặc điểm không khối nào giống khối nào, mỗi một khối có một dáng vẻ khác nhau, chất liệu khác nhau khi nó biến đổi từ gỗ lũa sang thạch và ngọc.

Đặc điểm không khối nào giống khối nào, mỗi một khối có một dáng vẻ khác nhau, chất liệu khác nhau khi nó biến đổi từ gỗ lũa sang thạch và ngọc.

"Giá trị mỗi khối gỗ hóa ngọc tùy vào độ to, độ thấu quang (ánh sáng xuyên qua), chúng thường có giá vài trăm triệu đồng/khối", ông Dũng cho biết.

"Giá trị mỗi khối gỗ hóa ngọc tùy vào độ to, độ thấu quang (ánh sáng xuyên qua), chúng thường có giá vài trăm triệu đồng/khối", ông Dũng cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngắm bộ sưu tập mâm cổ “rồng bay phượng múa” ở Hà Nội

Với tình yêu văn hóa Việt xưa, một nhà sưu tập đồ cổ ở Hà Nội đã dành nhiều tâm sức, thời gian và tiền bạc để...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN