Bỏ ma túy sau 20 năm nhờ điều trị Methadone

Nhờ phương pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, anh H đã bỏ được ma túy sau 20 năm.

Anh Nguyễn Quang H (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã sử dụng ma túy 20 năm. Trước khi được điều trị bằng Methadone, sức khỏe của anh đã giảm sút nghiêm trọng, không có việc làm, mỗi ngày anh tiêu đến 500.000 - 700.000 đồng vào heroin nên đồ đạc trong nhà cứ thế lần lượt ra đi, tình cảm gia đinh rạn nứt, hàng xóm xa lánh.

Hiện anh đã có 2 con đều học đại học bị bạn bè xa lánh vì có bố nghiện ma túy.

Quyết tâm làm lại cuộc đời, anh thử nhiều biện pháp cai nghiện nhưng đều không thành. Không hết hy vọng, khi Hà Nội triển khai chương trình Methadone, anh đăng ký tham gia.

Bỏ ma túy sau 20 năm nhờ điều trị Methadone - 1

Nhờ phương pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, anh H đã bỏ được ma túy sau 20 năm.

Nhờ phương pháp này, anh H. giảm dần sử dụng heroin 1-2 lần mỗi ngày đến 1-2 lần một tháng. Đến nay, khi liều Methadone ổn định, anh đã đoạn tuyệt với heroin.

Từ bỏ ma túy, anh H còn tìm được việc làm ổn định, sức khỏe tiến triển rất tốt và quyết tâm làm lại cuộc đời. Anh Nguyễn Văn N. (32 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) anh N chia sẻ, anh nghiện ma túy được 12 năm.

Theo anh N, trong thời gian sử dụng heroin anh thường xuyên phá phách, đánh đập vợ con, trong nhà không còn bất cứ vật dụng nào quý giá. Con nhỏ nhưng chưa bao giờ anh mua được hộp sữa. “Tôi đã phá phách nhà cửa, có lúc tôi đã suýt đánh cả gia đình vì ma túy”, anh N hối hận.

Tại triển lãm ảnh “Con đường mới” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ Dự án SMART TA (FHI 360), phối hợp cùng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, tổ chức hôm nay (14/12) có 21 bức ảnh. Hai mốt bức ảnh là là những câu chuyện chân thực của những người đã từng nghiện heroin, đã điều trị thành công và tìm lại cho mình CON ĐƯỜNG MỚI. Triển lãm ảnh trưng bày tại vườn Hoa Thái Phiên, Hai Bà Trưng Hà Nội từ ngày 14/12- 30/12/2013.

Anh N tâm sự, anh đã từng cai nhiều lần nhưng không thành. Sau khi được họ hàng giới thiệu uống Methadone, anh thấy không thèm ma túy nữa, sức khỏe cũng hồi phục dần. Đến nay, anh N đã lấy lại niềm tin của gia đình, họ hàng, làng xóm, mọi người quý mến.

Trao đổi với chúng tôi, Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Can thiệp giảm hại Dự phòng, Cục phòng chống AIDS (Bộ Y tế) cho biết, phương pháp điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone có thể mang tới cho cộng đồng, người nghiện điều trị thành công và tìm lại cho mình con đường mới.

Ông Nguyễn Hữu Thủy, Trưởng phòng Truyền thông, Cục phòng chống AIDS cũng khẳng định, phương pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone hướng đến việc phục hồi sức khỏe người nghiện dần dần và lâu dài. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân đến các cơ sở điều trị uống thuốc hàng ngày dưới sự giám sát của cán bộ y tế, được sống cùng gia đình, được quan tâm, chăm sóc nên sớm hòa nhập cộng đồng.

Theo ông Thủy, phương pháp điều trị nghiện chất bằng Methadone là một giải pháp hiệu quả, đưa ra lối thoát cho người nghiện mang lại hy vọng cho gia đình và đảm bảo an ninh trật tự.

Một số hình ảnh tại buổi triển lãm

Bỏ ma túy sau 20 năm nhờ điều trị Methadone - 2

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm các cơ sở điều trị và trò chuyện với bệnh nhân

Bỏ ma túy sau 20 năm nhờ điều trị Methadone - 3

Bệnh nhân điều trị thành công

Bỏ ma túy sau 20 năm nhờ điều trị Methadone - 4

Sử dụng kim tiêm chích ma túy

Bỏ ma túy sau 20 năm nhờ điều trị Methadone - 5

Theo Bộ Công An, tính đến tháng 6 năm 2013, cả nước có 180.783 người nghiện chích ma túy (chủ yếu là heroin) có hồ sơ quản lý (Bộ Lao động Thương binh & Xã hội), 18,4% trong số họ nhiễm HIV. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 80.000 người nghiện được điều trị bằng Methadone. Hiện nay, trên cả nước có 74 cơ sở điều trị Methadone tại 29 tỉnh thành, chữa trị cho 14.785 người nghiện.

Như vậy, so với mục tiêu của Chính phủ đề ra, vẫn còn 65.000 người đang chờ được điều trị bằng Methadone. Chương trình điều trị bằng Methadone hiện còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí duy trì hoạt động và nguồn thuốc Methadone đang hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tài trợ nước ngoài và các nguồn tài trợ này đang bị cắt giảm dần. Một đòi hỏi cấp thiết được đặt ra là cần có những quyết sách về chiến lược tài chính cụ thể cho việc hoạt động và chủ động nguồn thuốc cho phương pháp điều trị thay thế bằng Methadone.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN