Bất ngờ rải đá trắng xuống sông Tô Lịch trước ngày “bảo bối” Nhật hết hạn thử nghiệm

Khu vực thử nghiệm “bảo bối” của Nhật trên sông Tô Lịch bất ngờ được rải một lớp đá trắng toát dưới đáy trước ngày hết hạn thử nghiệm sau 4 tháng.

Quang cảnh sông Tô Lịch đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt sau 4 tháng thử nghiệm công nghệ Nano Bioreactor.

Quang cảnh sông Tô Lịch đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt sau 4 tháng thử nghiệm công nghệ Nano Bioreactor.

Ngày 16/9, công nghệ Nano - Bioreactor của Nhật Bản đang thử nghiệm trên sông Tô Lịch và một góc hồ Tây chính thức hết hạn thử nghiệm sau 4 tháng hoạt động. Các cơ quan chuyên môn đã lấy mẫu nước mang đi phân tích để đánh giá hiệu quả của công nghệ này.

Song song với việc lấy mẫu nước, Công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) - đơn vị lắp đặt máy sục khí đã tiến hành thả 100 con cá Koi Nhật Bản, 150 con cá chép Việt Nam, cùng hơn 200 cá rô đồng… xuống sông Tô Lịch và hồ Tây đoạn được xử lý bằng máy sục khí Nano.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty JVE, việc thả cá này sẽ chứng minh nước sau xử lý bằng công nghệ Nano có các chỉ số như oxy hòa tan trong nước, mức độ ô nhiễm, các vi sinh vật có lợi đều nằm trong mức tốt, đảm bảo sinh vật như cá phát triển.

 Một lớp đá trắng khá dày được rải xuống đáy sông Tô Lịch đoạn đang thử nghiệm công nghệ Nano của Nhật Bản.

 Một lớp đá trắng khá dày được rải xuống đáy sông Tô Lịch đoạn đang thử nghiệm công nghệ Nano của Nhật Bản.

Người dân cho biết, vài ngày trước khi hết hạn thử nghiệm của công nghệ Nano Bioreactor, dưới lòng sông đoạn thử nghiệm được rải một lớp đá trắng tinh.

Lý giải về điều này, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích - Tổng Giám đốc JVE cho hay, thời gian qua, nước trong lòng sông Tô Lịch sau xử lý đã trong nhưng do lượng bùn đen tích tụ nhiều năm ở tầng đáy nên chỉ trong vài tháng thì chưa thể phân hủy hết 100%. Vì vậy, các chuyên gia và người dân khi nhìn từ trên bờ xuống dễ hiểu nhầm việc nước vẫn còn màu đen đặc trưng.

Ngày 13/9, công ty JVE nhận được chỉ đạo kỹ thuật của phía Tổ chức Nhật Bản là để các Sở, chuyên gia, người dân cảm nhận rõ hơn được độ trong của nước tại khu 300m thí điểm trên sông Tô Lịch và một góc hồ Tây thì cần rải đá trắng xuống đáy.

“JVE đã tiến hành rải đá trắng vào khu vực thí điểm để chứng minh, việc nước trong có thể nhìn rõ các viên đá trắng ở dưới lòng sông và tầng đáy một góc hồ Tây.

Để đảm bảo mỹ quan và kỹ thuật xử lý về sau, JVE lót tấm lưới trước khi rải trong khu xử lý 300m trên sông Tô Lịch”, bà Bích cho hay.

Sau khi các đơn vị lấy mẫu nước nơi thí điểm công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản mang đi phân tích, kết quả sẽ có trong vài ngày tới. Kết quả sẽ được gửi tới Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội xem xét và từ đó có quyết định áp dụng rộng rãi công nghệ này hay không.

Trước đó, từ ngày 16/5, Hà Nội đã triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch (300m đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt) bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản.

Các chuyên gia Nhật Bản cho hay, khi đặt máy sục khí bio-nano xuống thì 3 ngày sau, mùi hôi của sông Tô Lịch sẽ giảm và sau 2 tháng các chỉ số quan trắc nước sẽ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Tuy nhiên, từ 9-12/7, thời điểm gần hết hạn thí điểm xử lý ô nhiễm, Công ty Thoát nước Hà Nội đã xả hơn 1 triệu m3 nước hồ Tây vào sông Tô Lịch. Việc làm này khách quan và để đảm bảo an toàn cho Thành phố trong mùa mưa, tuy nhiên, nó đã cuốn trôi toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng.

Đến ngày 16/7, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản đã gửi Công văn tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Hà Nội, các sở, ngành, đơn vị liên quan về việc xin lùi thời gian lấy mẫu, đánh giá, công bố kết quả qủa công nghệ giai đoạn thí điểm thêm 2 tháng (tới ngày 16/9).

Theo JVE, mục đích của việc rải đá trắng để giúp người nhìn có thể cảm nhận được độ trong của nước sông sau xử lý.

Theo JVE, mục đích của việc rải đá trắng để giúp người nhìn có thể cảm nhận được độ trong của nước sông sau xử lý.

 Những đoạn gần bờ, nước nông có thể cảm nhận được nước trong hơn một chút.

 Những đoạn gần bờ, nước nông có thể cảm nhận được nước trong hơn một chút.

Clip: Thả hàng trăm con cá chép xuống sông Tô Lịch khi ”bảo bối” của Nhật hết hạn thử nghiệm

Sau khi hết hạn 4 tháng thử nghiệm công nghệ Nano của Nhật Bản, các chuyên gia đã lấy mẫu nước để phân tích hiệu quả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang – Hồng Phú ([Tên nguồn])
Xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN