Bắt được “thủy quái” giống rồng dài 4,2m ở Đà Nẵng

Hai người đàn ông phải vật lộn khoảng hơn 30 phút mới đưa được con cá “khủng” có chiều dài 4,2m, nặng 29,6m, chưa xác định rõ tên gọi, lên bờ.

Ngày 6/6, ông Trần Thế Dũng (TP.Đà Nẵng), thành viên Câu lạc bộ câu cá Hải Vân (TP.Đà Nẵng) đã cung cấp cho chúng tôi những hình ảnh và thông tin về một con cá “khủng” giống rồng mà ông cùng một người bạn bắt được trước đó.

Theo đó, vào ngày 30/5 vừa qua, ông Trần Thế Dũng và ông Nguyễn Văn Ánh (61 tuổi, trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng) rủ nhau đi câu cá nhói ở ghềnh đá Chân Mây, thuộc địa phận Thừa Thiên Huế.

Bắt được “thủy quái” giống rồng dài 4,2m ở Đà Nẵng - 1

Con cá lạ có chiều dài 4,2m, nặng 29,6kg, thân rộng khoảng 30cm. Ảnh do ông Trần Thế Dũng cung cấp

Bắt được “thủy quái” giống rồng dài 4,2m ở Đà Nẵng - 2

Ông Ánh và ông Dũng bắt được con "thủy quái" ở ghềnh đá Chân Mây (Thừa Thiên - Huế). Ảnh do ông Trần Thế Dũng cung cấp

Đến khoảng 13h35 cùng ngày, ông Ánh phát hiện một loài cá lạ với đầu có sừng và phía trên có màu đỏ nổi lên mặt nước. Ngay sau đó, ông Ánh nhanh tay phóng lưỡi câu (lưỡi lục, cần surf 4,2m, cước trục 0,44mm) trúng ngay đầu con cá.

Ông Ánh cùng ông Dũng kéo con cá lên bờ. Nhưng con cá quá nặng, nên hai ông phải vật lộn khoảng hơn 30 phút mới đưa được con cá “khủng” này lên bờ. Con cá này có hình dạng vô cùng kỳ quái với chiều dài 4,2m, cân nặng 29,6kg, thân rộng khoảng 30cm.

Bắt được “thủy quái” giống rồng dài 4,2m ở Đà Nẵng - 3

Sau khi vật lộn hơn 30 phút, hai ông mới đưa được con "thủy quái" lên bờ. Ảnh do ông Trần Thế Dũng cung cấp

Bắt được “thủy quái” giống rồng dài 4,2m ở Đà Nẵng - 4

Ông Ánh đưa con “thủy quái” có hình thù giống rồng lên bờ. Ảnh do ông Trần Thế Dũng cung cấp

Qua những hình ảnh mà ông Dũng và ông Ánh cung cấp, loài cá này có thể là cá mái chèo, thuộc loài cá xương lớn nhất thế giới. Cá mái chèo khổng lồ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1772 do công của nhà sinh học người Na Uy Peter Ascanius.

Tên khoa học của nó là Regalecus glesne, nhưng sinh vật này cũng được mệnh danh là vua của loài cá trích, cá mái chèo Thái Bình Dương, cá cờ và cá hố.

Lý do khiến nó khó phát hiện vì cá mái chèo sinh hoạt ở độ sâu từ 200m đến 1.000m.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Dương ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN