Báo động: Gần 1.300 trẻ bị xâm hại tình dục chỉ trong thời gian ngắn

Chỉ trong thời gian ngắn, cả nước phát hiện gần 1.300 trẻ em bị xâm hại tình dục, nhưng đây vẫn chỉ là con số bề nổi.

Ngày 20.3, tại TP.Huế, Bộ Công an và Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phối hợp tố chức Hội nghị triển khai Quyết định số 8316/QĐ-BCA-C02 ngày 26.12.2018 của Bộ Công an về ban hành Hướng dẫn công tác phòng ngừa, nghiệp vụ tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi”.

Theo thông tin được đưa ra tại hội thảo, mặc dù trẻ em là đối tượng được bảo vệ nhưng thời gian gần đây đã xảy ra rất nhiều vụ xâm hại tính mạng, sức khỏe của trẻ em, đặc biệt đáng báo động là xâm hại tình dục trẻ em. Nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em gây hậu quả nguy hại, tính chất tinh vi, nguy hiểm đã được phát hiện cho thấy mức độ đáng báo động của loại tội phạm này.

Báo động: Gần 1.300 trẻ bị xâm hại tình dục chỉ trong thời gian ngắn - 1

Vụ bé gái 9 tuổi ở Chương Mỹ (Hà Nội) bị Nguyễn Trọng Trình (31 tuổi, trú tại xã Hoà Chính, huyện Chương Mỹ) xâm hại tình dục đã gây bức xúc trong dư luận

Trung tá Phạm Mai Hiên- Phó trưởng Phòng 5- Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cho biết, chỉ trong thời gian ngắn (năm 2018 và quý 1.2019), toàn quốc phát hiện xảy ra 1.547 vụ xâm hại trẻ em với 1.669 đối tượng phạm tội, xâm hại 1.579 em. Trong đó, các vụ án xâm hại tình dục trẻ em chiếm 1.273 vụ (bằng 82,3% trên tổng số vụ xâm hại trẻ em) với 1.237 đối tượng, xâm hại 1.293 em.

Về tội danh, hiếp dâm trẻ em có 426 vụ, 412 đối tượng, 438 nạn nhân; giao cấu trẻ em 608 vụ, 593 đối tượng, 608 em nạn nhân; dâm ô trẻ em 233 vụ, 226 đối tượng, 241 nạn nhân; cưỡng dâm trẻ em 6 vụ, 6 đối tượng, 6 nạn nhân…

Các địa phương xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em được “điểm mặt” gồm Hà Nội (88 vụ), TP.Hồ Chí Minh (77 vụ), Đắk Lắk (52 vụ), Tây Ninh (51 vụ), Đồng Nai (46 vụ), An Giang và Bình Dương (42 vụ), Bạc Liêu, Cà Mau, Bà Rịa- Vũng Tàu (41 vụ), Vĩnh Long, Bình Phước (37 vụ)...

Bà Phạm Mai Hiên cho hay, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em, nhất là tội phạm xâm hại tình dục trẻ em thời gian qua nổi lên một số vấn đề như: Hành vi xâm hại trẻ em xảy ra ở mọi lúc, gồm trong gia đình, ngoài xã hội, trong nhà trường; đối tượng thực hiện hành vi thường là người có trách nhiệm nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em, là người thân trong gia đình, người quen biết, hàng xóm.  

Đại tá Hồ Sỹ Niêm- Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an- nhận định: Số vụ trẻ em bị xâm hại, nhất là xâm hại tình dục, được phát hiện chỉ là bề nổi. Trong thực tế còn có nhiều vụ trẻ em bị xâm hại tình dục nhưng chưa được phát hiện, xử lý.

Đại tá Niêm đã điểm một số xâm hại tình dục trẻ em nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong quần chúng thời gian qua, trong đó có vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Cà Mau, vụ thầy giáo dâm ô với nhiều học sinh xảy ra ở TP.Hà Nội…

Theo các ý kiến đánh giá tại hội nghị, tại một số địa phương công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em chưa được quan tâm đúng mức, công tác tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, chưa tác động trực tiếp đến đối tượng cần tập trung tuyên truyền, nhất là tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận thông tin. Công tác quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện có nơi chưa được chặt chẽ, triệt để, đây là môi trường trẻ em dễ bị lôi kéo, sa ngã, dẫn đến phạm tội hoặc bị người khác xâm hại, mua bán.

17 cơ quan bảo vệ, vì sao xâm hại tình dục trẻ em xảy ra nhiều?

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt vấn đề, tại sao lúc các cháu nói thì không nghe đến khi cháu tự tử mới khởi tố vụ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Hòe ([Tên nguồn])
Lạm dụng tình dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN