17 cơ quan bảo vệ, vì sao xâm hại tình dục trẻ em xảy ra nhiều?

Dẫn vụ việc cháu bé ở Cà Mau bị xâm hại tình dục, dẫn đến tự tử, đại biểu (ĐB) Lưu Bình Nhưỡng bức xúc đặt vấn đề, tại sao lúc các cháu nói thì không nghe đến khi cháu tự tử mới khởi tố vụ án. Ông Nhưỡng đề nghị không nên để câu chuyện như thế tiếp tục xảy ra.

17 cơ quan bảo vệ, vì sao xâm hại tình dục trẻ em xảy ra nhiều? - 1

Chánh án TAND Tối cao trả lời chất vấn đại biểu về việc xét xử tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.

Còn tình trạng “có chỉ đạo mới vào cuộc”

Tranh luận với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung về các giải pháp phòng chống xâm hại tình dục, ĐB Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) nói rằng: “Các giải pháp bộ trưởng đưa chưa đủ mạnh, bởi các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em đòi hỏi phải vào cuộc sớm, chứ nếu không các bằng chứng trôi mất theo thời gian”.

Tương tự, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cũng cho rằng, vấn đề xâm hại tình dục trẻ em gây ra rất nhiều bức xúc. Bản thân ông đã theo đuổi vụ xâm hại tình dục một cháu nhỏ ở Thủ Đức, TP.HCM.

“Các cụ có câu 'đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ', điều rất đau đớn như ĐB Lê Thị Nga có nói là ở Cà Mau, các cháu nói thì không nghe đến khi cháu tự tử mới khởi tố vụ án. Lúc đó thực sự chúng ta mới thấy là sai lầm. Chúng ta không nên để câu chuyện như thế tiếp tục xảy ra”, ông Nhưỡng nói.

17 cơ quan bảo vệ, vì sao xâm hại tình dục trẻ em xảy ra nhiều? - 2

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Ảnh: Như Ý)

Ông Nhưỡng cũng phản ánh việc có đến 17 cơ quan phụ trách vấn đề này nhưng dường như các gia đình nạn nhân vẫn rất đơn độc. “Tôi mong muốn bộ có thái độ kiên quyết hơn nữa cùng các cơ quan khác vào cuộc. Hôm nay tôi mong muốn các cơ quan tố tụng kiên quyết trả lời các câu hỏi về vụ việc cháu bé ở Thủ Đức nghi bị xâm hại tình dục. Đây là vụ việc tôi cho có nhiều dấu hiệu mờ ám, chính tôi gặp cử tri và nghiên cứu kỹ vụ này”, ông Nhưỡng nói.

Khẳng định lại một lần nữa rằng hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, ông Dung dẫn chứng hàng loạt các quy định của pháp luật giao cho các bộ, ngành, cơ quan như Bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án... Tuy nhiên, ông Dung thừa nhận, nhiều vụ việc để kéo dài, xử lý chưa nghiêm minh. Có vụ việc chỉ đến khi lãnh đạo Đảng, Nhà nước có ý kiến thì mới xem xét, xử lý.

17 cơ quan bảo vệ, vì sao xâm hại tình dục trẻ em xảy ra nhiều? - 3

Bộ trưởng Bộ LĐ,TB-XH (Ảnh: Như Ý)

“Tất cả các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em chúng tôi đều vào cuộc. Nhiều vụ việc tôi phải báo cáo trực tiếp với đồng chí Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và các cơ quan có liên quan. Chúng tôi cũng thường xuyên báo cáo, đề xuất các cơ quan tư pháp xem xét xử lý nghiêm minh”, ông Dung nói.

Ông Dung cũng dẫn chứng thêm rằng, trong vụ việc diễn viên Minh Béo, bản thân ông đã trực tiếp báo cáo Chủ tịch Quốc hội và kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý, không để người này tiếp tục tham gia biểu diễn.

"Một số vụ việc trả hồ sơ gây bức xúc xã hội"

Được Chủ tịch mời nói thêm về nội dung trên, ông Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND Tối cao cho biết, đây đúng là vấn đề gây nhiều bức xúc đời sống xã hội. 6 tháng năm 2018 các cơ quan tư pháp đã truy tố 753, 805 bị cán, xét xử 60 bị can.

“Đây là vấn đề rất bức xúc, chúng ta quan tâm nhưng phải đồng bộ để làm sao vừa hoàn thiện hệ thống pháp luật, vừa tăng cường tính phối hợp, tuyên truyền, cả xã hội lên án.Khi phát hiện thì phải xử lý nghiêm minh”, ông Trí nói.

17 cơ quan bảo vệ, vì sao xâm hại tình dục trẻ em xảy ra nhiều? - 4

Viện trưởng VKSND Tối Cao 

Để bảo vệ trẻ em, Viện trưởng VKSND Tối cao cho biết, các Luật cũng đã quy định về quyền và trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên cũng đòi hỏi tính thực thi pháp luật. “Đại biểu nói có 17 các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp nhưng cần có nhạc trưởng”, ông Trí nói.

Theo ông Trí, đối với hành vi xâm hại tình dục, các cơ quan chức năng đã xây dựng thông tư liên tịch để tiếp nhận, xử lý thông tin tố giác xâm hại tình dục trẻ em. Hiện các cơ quan tư pháp cũng xây dựng thông tư liên tịch để xử lý các đối tượng tham gia tố tụng dưới 18 tuổi.

17 cơ quan bảo vệ, vì sao xâm hại tình dục trẻ em xảy ra nhiều? - 5

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình

Bổ sung thêm nội dung này, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, thời gian vừa qua các cơ quan tư pháp rất quan tâm đến việc xử lý, bảo vệ trẻ em. Trong 5 năm gần đây, tòa án đã xử lý 8.100 các tội phạm liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em, với tội danh khác nhau. Theo đó, xâm hại tình dục trẻ em trả hồ sơ hơn 500 vụ, xử lý đúng người đúng tội là hơn 7500 vụ.

Về việc trả hồ sơ, Chánh án TAND Tối cao cho biết, có một số vụ việc trả hồ sơ gây bức xúc xã hội. Đây là những vụ việc không có khó khăn trong xét xử nhưng khó khăn trong việc điều tra, thu thập chứng cứ, thậm chí thiếu hợp tác của gia đình, nạn nhân... Do đó, Chánh án TAND Tối cao cho rằng, các cơ quan chức năng đã phối hợp với nhau một cách chặt chẽ hơn.

Năm tháng, hơn 570 trẻ em bị xâm hại tình dục

Trước tình trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn ra nghiêm trọng, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Bộ trưởng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Kiên (Tiền Phong)
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN