Áp thấp nhiệt đới kép trên biển: Nguy cơ mưa lũ lớn

Ông Trần Quang Hoài – Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, đánh giá tình hình thời tiết trên biển như hiện nay là phức tạp, nguy cơ mưa lũ lớn...

Trước diễn biến của thời tiết trên biển, sáng nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tổ chức cuộc họp triển khai công tác ứng phó với ATNĐ phức tạp.

Hai ATNĐ xuất hiện cùng lúc trên biển Đông. Ảnh: NHCMF

Hai ATNĐ xuất hiện cùng lúc trên biển Đông. Ảnh: NHCMF

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay, 2-9, Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) gần bờ đang ở phía đông đảo Hải Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100km tính từ tâm ATNĐ.  Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng tây tây nam mỗi giờ đi được khoảng 15-20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 10 giờ ngày 3-9, vị trí tâm bão trên vùng biển các tỉnh từ  Quảng Bình đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. 

Trong một diễn biến khác, khu vực giữa biển Đông cũng xuất hiện thêm một cơn ATNĐ với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Đến 10 giờ ngày 3-9, vị trí tâm ATNĐ này cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 400km về phía đông, sức mạnh không đổi. 

Ông Trần Quang Hoài – Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chủ trì cuộc họp triển khai ứng phó với ATNĐ phức tạp vào sáng nay, 2-9

Ông Trần Quang Hoài – Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chủ trì cuộc họp triển khai ứng phó với ATNĐ phức tạp vào sáng nay, 2-9

Tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài – Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đánh giá tình hình trên là phức tạp, nguy cơ mưa lũ lớn, nhất là khi chúng ta đang trong giai đoạn khắc phục hậu quả do bão số 4 gây ra.

Do đó, ông Trần Quang Hoài đề nghị các đơn vị cần triển khai đồng bộ, nghiêm túc Công điện số 14/CĐ-TWPCTT ngày 01-9-2019 của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, trong đó tập trung triển khai một số nội dung sau:  1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ, thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển để chủ động thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm; Tổ chức kiểm đếm tàu thuyền, hướng dẫn neo đậu tại bến; căn cứ tình hình cụ thể quyết định cấm biển. 2. Tập trung thu hoạch diện tích lúa, cây trồng đã đến kỳ thu hoạch; chủ động tiêu thoát nước đệm bảo vệ sản xuất. 3. Tập trung xử lý các công trình đã bị sự cố; kiểm tra, rà soát hệ thống đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai, vận hành các hồ thủy điện nhỏ và chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn.

Hai áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đông, diễn biến vô cùng khó lường

Trong khi một áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão hướng vào Quảng Trị-Quảng Ngãi, thì một áp thấp nhiệt đới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo AN HIỀN ([Tên nguồn])
Áp thấp nhiệt đới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN