Áp thấp nhiệt đới giật cấp 8 đang hoành hành ở quần đảo Trường Sa

Một áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, gió giật cấp 8 đang hoành hành ở quần đảo Trường Sa.

Áp thấp nhiệt đới giật cấp 8 đang hoành hành ở quần đảo Trường Sa - 1

Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVTƯ.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng nay (2/6), vùng áp thấp trên khu vực quần đảo Trường Sa đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên ở Huyền Trân và Trường Sa đã có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8.

Hồi 10 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 170km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 10 giờ ngày 3/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở cách bờ biển Nam Trung Bộ khoảng 270km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.  

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, ở khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) có mưa dông mạnh; gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh. Vùng biển từ Bình Thuận-Cà Mau, Cà Mau-Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng cao xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và còn có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 10 giờ ngày 4/6, vị trí tâm bão ở ngay trên vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km.

Ngày 1/6, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai đã có công điện yêu cầu các tỉnh từ Quảng Ninh đến Cà Mau và các bộ triển khai các biện pháp ứng phó với vùng áp thấp và gió mạnh trên biển.

Theo thống kê ban đầu của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương) đến nay có hơn 3.600 tàu đang đánh bắt xa bờ. Tại khu vực quần đảo Trường Sa trong vùng ảnh hưởng dự kiến áp thấp đi qua có 7 tàu. Các tàu đã nhận được thông tin và đang thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.

Mùa hè 2018 đến muộn, nắng nóng ở miền Bắc khốc liệt thế nào?

Nửa đầu tháng 5/2018, miền Bắc liên tiếp đón các đợt nắng nóng trên diện rộng với nhiệt độ khá gay gắt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Áp thấp nhiệt đới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN