2 người đàn ông vượt 200km hiến máu cực hiếm cứu người

Trong đêm, nhận được thông tin có người cần nhóm máu cực hiếm của mình, 2 người đàn ông lập tức lên đường vượt 200km cứu người.

2 người đàn ông vượt 200km hiến máu cực hiếm cứu người - 1

2 người đàn ông vượt 200km trong đêm để cứu người

Ngày 5/3, ông Nguyễn Viết Đồng - Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết, một bệnh nhân nguy cấp vừa được 2 người đàn ông ở tỉnh Quảng Bình hiến máu cực hiếm cứu sống.

Theo đó, vào ngày 3/3, bệnh nhân Hồ Thị Thi, 70 tuổi, trú xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, da xanh, đi ngoài phân đen. Sau khi được thăm khám, làm các xét nghiệm lâm sàng và nội soi dạ dày, tá tràng, bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu nặng do xuất huyết dạ dày, cần phải được truyền máu cấp cứu ngay trong đêm.

Tuy nhiên, sau khi xét nghiệm, nhóm máu của bệnh nhân là loại cực hiếm, nhóm máu A, Rh - (tỷ lệ Rh- của cả 04 nhóm máu O, A, B, AB ở người Việt Nam là 0,08%, xếp vào loại cực hiếm). Cho đến hiện tại, theo số liệu tại khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thì tỉnh Hà Tĩnh mới phát hiện 1 người có nhóm máu này.

Sau khi nhận được liên lạc của khoa Xét nghiệm bệnh viện, thầy giáo Nguyễn Quý Hùng, công tác tại Trường THCS Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình và anh Nguyễn Văn Quân công tác tại Văn phòng UBND huyện Lệ Thủy, Quảng Bình ngay lập tức di chuyển hơn 200 km trong đêm ra Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh hiến máu cứu người.

Sau khi có mặt tại bệnh viện, các bác sĩ nhanh chóng nhận máu và truyền máu cứu chữa cho bệnh nhân, rất may mọi sự thuận lợi.

Được biết, thầy Hùng và anh Quân thuộc thành viên Câu lạc bộ nhóm máu hiếm miền Trung, nhóm có khoảng 40 thành viên, chủ yếu là người Quảng Bình.

Theo thầy Nguyễn Quý Hùng, mọi chị phí di chuyển thầy đều tự nguyện chi ra, mục đích là ở đâu có người cần máu là ở đó có những người như họ.

Hiện sức khỏe của bệnh nhân Hồ Thị Thi đang hồi phục và trở lại bình thường.

Đối với máu người, người ta dựa vào sự hiện diện của 2 loại kháng nguyên A và B để phân máu thành 4 nhóm chính là A, B, AB và O (còn gọi là hệ thống nhóm máu ABO). Người có nhóm máu A có kháng nguyên A và có kháng thể b (chống B trong máu). Người có nhóm máu B có kháng nguyên B và có kháng thể a (chống A) trong máu. Người có nhóm máu AB có kháng nguyên A và B và không có kháng thể a và b trong máu. Người có nhóm máu O không có kháng nguyên A và B nhưng trong máu có kháng thể a và b.

Ngoài hai loại kháng nguyên A và B, người ta còn phát hiện trong máu có những kháng nguyên khác, trong đó đáng chú ý là kháng nguyên Rhesus (ký hiệu Rh). Kháng nguyên hệ Rh phân bố thưa thớt trên bề mặt hồng cầu. Khi cơ thể có kháng nguyên Rh thì được gọi là Rh+ (dương tính). Còn nếu cơ thể không có kháng nguyên Rh thì được xem là Rh- (âm tính). Theo thống kê, tỷ lệ Rh+ của người da trắng là 85%, người Mỹ da đen là 95%, người Phi da đen là 100%, người Việt là 99,92%. Nói cách khác, tỷ lệ Rh- của người Việt là 0,08% (rất hiếm).

Gặp người đạp xe 50km, vay tiền làm lộ phí đi hiến máu

Gia đình bệnh nhân được nhận máu từ ông Dũng xúc động vì nghĩa cử cao đẹp, nằng nặc đòi hậu tạ nhưng ông từ chối.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diễn Kim – L.Phi ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN