134.284 cán bộ, công chức có thể không được tăng lương từ 1-7-2024

Sự kiện: Thời sự

Bộ Nội vụ cho biết qua rà soát có 36 cơ quan, đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù. Thậm chí, nếu xây dựng bảng lương chạy ngang thì có một số cơ quan có thể bị giảm 50% lương

Theo phương án cải cách chính sách tiền lương đang được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này để áp dụng từ 1-7-2024, sẽ có 5 bảng lương được xây dựng theo vị trí việc làm và theo chức danh lãnh đạo, quản lý, loại bỏ hết những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù.

Chính phủ sẽ cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết số 27 của Trung ương từ ngày 1-7-2024

Chính phủ sẽ cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết số 27 của Trung ương từ ngày 1-7-2024

Tuy nhiên, có khoảng 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần).

Khi cải cách tiền lương, các trường hợp này phải thực hiện chuyển xếp vào lương mới. Và khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù, tiền lương mới, kể cả phụ cấp của những cán bộ, công chức này có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương.

Bộ Nội vụ cho biết qua rà soát có 36 cơ quan, đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù. Thậm chí, nếu xây dựng bảng lương chạy ngang thì có một số cơ quan có thể bị giảm 50% lương. Nhưng một trong những nguyên tắc khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27, Trung ương 7 khóa 12 là "chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng".

Vì vậy, Chính phủ đưa phương án hưởng lương bảo lưu chênh lệch. Như vậy, những cơ quan có bảng lương đặc thù sẽ được bảo lưu (không tăng thêm), để hướng đến sự công bằng với người hưởng lương.

Nguồn: [Link nguồn]

Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024, giảm giờ làm việc từ 48 xuống 44 giờ mỗi tuần

Tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội chiều 31/10, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội giảm giờ làm việc bình thường cho người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo H.Đào ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN