Vi khuẩn Hp dạ dày là gì và chúng có nguy hiểm không?

Vi khuẩn Hp dạ dày là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày và làm tăng 2 - 6 lần nguy cơ ung thư. Tuy nhỏ bé nhưng chúng lại gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu không được điều trị thích hợp. Hãy cùng tìm hiểu ngay về loại vi khuẩn khó ưa này để có thể bảo vệ sức khỏe dạ dày toàn diện hơn nhé.

1. Vi khuẩn Hp trong dạ dày là gì?

Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là nhóm vi khuẩn có thể tồn tại rất tốt trong môi trường acid của dạ dày người. Không chỉ có 1, vi khuẩn HP có tới 65 chủng loại khác nhau.

Để tồn tại, chúng sẽ tiết ra enzyme urease để trung hòa acid. Cũng vì vậy, môi trường trong dạ dày thay đổi, làm gia tăng nguy cơ bị đau dạ dày, viêm loét và cả ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Hp dạ dày là gì và chúng có nguy hiểm không? - 1

2. Dấu hiệu nhận biết có vi khuẩn Hp trong dạ dày là gì?

Đa phần người bị nhiễm vi khuẩn Hp không hề có dấu hiệu đặc trưng. Khi gặp điều kiện thuận lợi, HP sẽ phát triển mạnh và gây viêm loét dạ dày.

Bệnh nhân đau dạ dày có vi khuẩn HP sẽ có các biểu hiện như: đau bụng sau khi ăn, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, ợ nóng thường xuyên, đầy hơi, hôi miệng, giảm cân không chủ ý…

Tuy nhiên cần làm rõ, không phải bệnh nhân đau dạ dày nào cũng chứa vi khuẩn HP trong người. Khi gặp các triệu chứng bất thường như trên, bạn nên đi xét nghiệm vi khuẩn HP để xác định chính xác. Cụ thể cách xét nghiệm như thế nào, chúng tôi sẽ bật mí trong những phần sau của bài viết.

3. Nguyên nhân bị vi khuẩn Hp trong dạ dày

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày và dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

●     Sử dụng chung thiết bị y tế với người mắc bệnh: Nếu các cơ sở y tế không vệ sinh thiết bị cẩn thận sau khi thực hiện nội soi cho người bị nhiễm Hp, người khám tiếp theo sẽ rất dễ bị lây.

●     Nguồn nước và thực phẩm bị nhiễm khuẩn Hp: Hp tồn tại được khá lâu ở môi trường ngoài và đặc biệt là trong nguồn nước bẩn, bám vào thực phẩm.

●     Sinh hoạt chung không gian, môi trường với người nhiễm vi khuẩn: Dùng chung bát đũa, ăn chung bát nước chấm, dùng chung cốc, bàn chải đánh răng… khiến Hp dễ dàng lây chéo.

4. Cách phát hiện vi khuẩn Hp có trong dạ dày

4.1 Xét nghiệm hơi thở

Xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng hơi thở khá nhanh chóng và đơn giản, không hề gây đau đớn và chi phí cũng khá rẻ.

Các bước thực hiện:

●     Lấy mẫu hơi thở trước và sau khi uống Ure

●     Đem mẫu hơi thở đi phân tích quang phổ và xác định chỉ số DPM

Kết quả thu được sẽ được đánh giá như sau:

●     DPM < 50: không nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày

●     DPM 50 - 199: không xác định được

●     DPM > 200: Nhiễm Hp

Vi khuẩn Hp dạ dày là gì và chúng có nguy hiểm không? - 2

4.2  Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp có thể bị cuốn theo dòng thức ăn và bị đào thải ra ngoài qua phân, nên có thể xét nghiệm phân để xác định có Hp hay không.

Phương pháp này có chi phí phù hợp, độ chính xác cao và không gây đau. Tuy nhiên lại khá lích kích và lâu có kết quả.

Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ/ phòng khám và thực hiện lấy mẫu phân theo hướng dẫn. Sau đó, mẫu phân được nộp lại, đem đi phân tích và trả lại kết quả.

4.3  Phương pháp nội soi

Nội soi giúp phát hiện tổn thương thành dạ dày một cách chính xác, đồng thời, có thể lấy mẫu sinh thiết để xác định có vi khuẩn Hp hay không.

Phương pháp này có tính chính xác rất cao, tiện lợi khi kết hợp cùng kiểm tra dạ dày, cho kết quả nhanh. Tuy nhiên, có thể gây khó chịu cho người bệnh, không phù hợp với người già, trẻ nhỏ, người bị trào ngược.

Vi khuẩn Hp dạ dày là gì và chúng có nguy hiểm không? - 3

4.4  Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp xét nghiệm kháng thể, nhằm xác định được người bệnh có nhiễm vi khuẩn Hp hay không.

Phương pháp này rất dễ thực hiện, cho kết quả nhanh nhưng lại không chính xác.

5. Đau dạ dày nhiễm vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?

Vi khuẩn Hp nếu được phát hiện, điều trị sớm, tuần thủ theo đúng phác đồ thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu điều trị vi khuẩn Hp không đúng cách, người bệnh có thể gặp phải:

●     Tỉ lệ tái phát cao

●     Dễ lây nhiễm cho những người xung quanh

●     Có thể bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày và hành tá tràng, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày...

6. Vi khuẩn Hp trong dạ dày có chữa được không?

Hp có thể bị tiêu diệt hoàn toàn, nếu người bệnh tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ. Dưới đây là một phác đồ điều trị khá phổ biến như:

●     Sử dụng kết hợp 2 kháng sinh và 1 thuốc chống acid trong 14 ngày

●     Amoxicillin: uống 1000mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn

●     Clarithromycin: uống 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn

●     Omeprazole uống 40mg/ngày chia thành 2 lần, uống sau các bữa ăn.

Tuy nhiên hiện nay, dưới tình hình sử dụng kháng sinh thiếu kiểm soát, rất nhiều chủng HP đã có khả năng kháng thuốc. Các chuyên gia y tế thậm chí đã phải sử dụng đến phác đồ kết hợp 3 kháng sinh cho bệnh nhân.

Thật may mắn, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rằng, tinh chất curcumin từ nghệ vàng có khả năng ức chế tới 65 chủng vi khuẩn HP, tác dụng tốt với cả các chủng đã kháng kháng sinh.

Kết hợp công nghệ nano hiện đại, curcumin được bào chế dưới dạng nano curcumin siêu nhỏ, siêu hấp thu, đem lại hiệu quả gấp 40 lần so với curcumin thông thường, ức chế hiệu quả khuẩn HP, giúp lành các vết viêm loét dạ dày.

Nhắc đến nguồn nano curcumin uy tín chất lượng hàng đầu phải đến CumarGold - sản phẩm chuyển giao từ nghiên cứu của Viện Hàn Lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam.

Vi khuẩn Hp dạ dày là gì và chúng có nguy hiểm không? - 4

CumarGold - Sản phẩm uy tín 6 năm có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP hiệu quả

Ngoài ra, việc sử dụng CumarGold cũng nên được kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để giải tỏa stress và hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày hiệu quả nhất.

Nếu bạn bị chứng đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm hang vị, hãy dành 2 phút gọi tổng đài 1800 1796 để được Dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm tư vấn:

Vi khuẩn Hp dạ dày là gì và chúng có nguy hiểm không? - 5

Hoặc

Vi khuẩn Hp dạ dày là gì và chúng có nguy hiểm không? - 6

Vi khuẩn Hp dạ dày là gì và chúng có nguy hiểm không? - 7

Vi khuẩn Hp dạ dày là gì và chúng có nguy hiểm không? - 8

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN