Hen phế quản - Đừng để chết đuối trên cạn

Hen phế quản (hen suyễn) là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần.

Triệu chứng của bệnh hen

Các dấu hiệu điển hình của cơn hen có tính chất tái diễn xảy ra khi có các yếu tố nguy cơ làm kịch phát bệnh. Đặc điểm cơn hen cấp là khó thở đột ngột, khò khè, thở rít tăng dần, có cảm giác như bị bóp nghẹt cổ họng. Người bệnh có dấu hiệu báo trước như ngứa mũi, hắt hơi, ngứa mắt, ho khan và cơn hen sẽ giảm hoặc hết sau khi dùng các thuốc giãn phế quản.

Người bệnh có thể có các biểu hiện:

- Có những cơn khò khè tái phát nhiều lần, nhất là về ban đêm. Ho, khò khè, khó thở, nặng ngực khi gắng sức.

- Ho, khò khè, khó thở và nặng ngực khi tiếp xúc với một số dị nguyên hay khói ô nhiễm.

- Có triệu chứng “cảm cúm” kéo dài hơn 10 ngày.

- Các triệu chứng của bệnh có cải thiện khi được điều trị bằng thuốc giãn phế quản

Người bệnh hen phế quản thường có các cơn hen kịch phát (cơn khó thở cấp tính) xảy ra khi tiếp xúc với các dị nguyên, thay đổi thời tiết, gắng sức, một số mùi vị đặc biệt (hóa chất, chất tẩy rửa), khói các loại (đặc biệt khói thuốc lá) và thay đổi cảm xúc mạnh,…

Biến chứng nguy hiểm của bệnh hen

Khi hen phế quản không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến những cơn hen kịch phát làm bệnh nhân khó thở, có khi ngừng thở, được mô tả như chết đuối trên cạn - phải cấp cứu ngay nếu không sẽ dẫn tới tử vong.

Tiến triển của bệnh hen thường không giống nhau, có người bệnh ổn định trong một thời gian dài, có người bị liên tục. Trong quá trình diễn biến lâu dài của bệnh có thể có một số biến chứng:

- Nhiễm khuẩn: đợt bội nhiễm làm bệnh nặng thêm, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng: sốt, ho, khạc đờm đặc, khó thở khi có biểu hiện của suy hô hấp.

- Giãn phế nang: phế nang bị ứ khí, thành phế nang bị phá hủy do các đợt bội nhiễm lâu dần gây giãn phế nang.

- Suy thất phải: là biến chứng cuối cùng của hen phế quản, thất phải dày, buồng thất phải giãn và sau cùng là suy tim toàn bộ.

Điều trị hen phế quản, gốc hay ngọn?

Thuốc tân dược để điều trị hen chủ yếu là thuốc giãn phế quản, tập chung điều trị triệu chứng là chính. Nhưng nhược điểm lớn của thuốc tân dược là gây ra những hậu quả xấu do việc lạm dụng thuốc. Corticoid có tác dụng phụ gây loét dạ dày - tá tràng, loãng và xốp xương, ức chế miễn dịch và giảm sức đề kháng của cơ thể. Thuốc tân dược chỉ giải quyết phần ngọn (triệu chứng), không giải quyết được tận gốc bệnh, nên cơn hen thường tái phát, nếu kiểm soát không tốt, bệnh sẽ có xu hướng nặng lên.

Bên cạnh thuốc tân dược, thuốc Đông y cũng đang là một lựa chọn quan trọng để chữa hen và ngăn ngừa hen tái phát.

Hen phế quản theo đông y thuộc chứng Háo Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là suyễn. Hen phế quản liên quan trực tiếp tới 3 tạng Tỳ - Phế - Thận, do 3 tạng này suy yếu và không được điều hòa gây nên. 

Đúc kết kinh nghiệm trăm năm y học cổ truyền, thuốc hen thảo dược đã được bào chế thành công dưới dạng cao lỏng, điều trị hen phế quản tận gốc theo nguyên lý của y học cổ truyền với 3 ưu điểm nổi trội:

Thứ nhất, tập trung vào gốc sinh bệnh thông qua việc điều hòa toàn thân, cân bằng tạng phủ; Giúp phục hồi – điều hòa – nâng cao công năng của ba tạng Tỳ - Phế - Thận, làm sức đề kháng tăng, sức khỏe được cải thiện; Các triệu chứng tại phế quản giảm rõ rệt, hết viêm, đờm không sinh và được tiêu trừ, ho giảm; Cơn hen kịch phát giảm dần, cơn hen nhẹ và bớt nguy hiểm hơn trước, tiến tới không còn lên cơn và tái phát.

Thứ hai, tin cậy và hiệu quả cao trong điều trị. Được bào chế theo bài thuốc cổ phương 1.500 tuổi “Tiểu thanh long thang” của thánh y Trương Trọng Cảnh, trong quá trình đúc kết kinh nghiệm điều trị, những vị thuốc được gia giảm để cho hiệu quả điều trị cao nhất, phù hợp nhất với thể trạng người Việt.

Thứ ba, an toàn, không dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, bệnh cải thiện dần dần, không có xu hướng nặng lên.

Truy cập website www.benhhen.vn để biết thêm thông tin về bệnh hen hoặc gọi tới tổng đài miễn cước 1800 5454 35 để được các chuyên gia tư vấn.

Lưu ý: Sản phẩm này là thuốc điều trị đã được Bộ y tế cấp phép, không phải thực phẩm chức năng.

THUỐC HEN P/H

Cao lỏng thảo dược

PHÒNG CƠN HEN TÁI PHÁT

ĐIỀU TRỊ CÁC THỂ HEN PHẾ QUẢN

Hen phế quản -  Đừng để chết đuối trên cạn - 1

Công dụng: Điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện: Khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều. Phòng cơn hen tái phát.

Thành phần: Ma hoàng... 20g; Tế tân... 6g; Bán hạ... 30g; Cam thảo... 20g; Ngũ vị tử... 20g; Can khương... 20g; Hạnh nhân... 20g; Bối mẫu... 20g; Trần bì... 20g; Tỳ bà diệp... 20g; Đường kính, tá dược vừa đủ…250ml.

Cách dùng & liều dùng: Ngày uống 2 lần (sau bữa ăn). Từ 1- 2 tuổi: mỗi lần uống 2 thìa café (10ml). Từ 3- 6 tuổi: mỗi lần uống 3 thìa cafe (15ml). Từ 7-12 tuổi: mỗi lần uống 4 thìa cafe (20ml). Người lớn: mỗi lần uống 6 thìa cafe (30ml). Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị từ 8 đến 10 tuần. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Công ty Đông Dược Phúc Hưng

Địa chỉ: 96-98 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội.

Điện thoại liên hệ: 0916 561 338 - 1800 545435.

Số tiếp nhận ĐKQC của cục QLD: 1163/12/QLD-TT, ngày 18-10-2012

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Tuyền ([Tên nguồn]) .
Hen phế quản – hen suyễn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN