Cuộc tẩu thoát ung thư từ phố về làng của vợ chồng Tuyền hột vịt

Bán cả gia tài gánh hàng trứng là cơ nghiệp gây dựng gần 20 năm tại Hồ Chí Minh để về Đồng Nai sinh sống, chấp nhận lựa chọn cuộc sống hiện tại khó khăn, anh Lê Nhật Hoàng cho biết: “Sau 4 năm chạy chữa cho vợ, gia đình tui đã không còn đủ điều kiện kinh tế để bám trụ lại thành phố. Đây chính là cuộc “tẩu thoát” khỏi bao áp lực khi nghe tin vợ mắc ung thư của vợ chồng tui”.

Cuộc tẩu thoát ung thư từ phố về làng của vợ chồng Tuyền hột vịt - 1

Chân dung vợ chồng “Tuyền hột vịt”

Chật vật lập nghiệp lại từ chốn quê nghèo

Chúng tôi về Bầu Cạn, một xã nghèo thuộc diện vùng sâu vùng xa của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai để hỏi đường vào nhà đôi vợ chồng “mới nhập cư” Đỗ Thanh Tuyền, Lê Nhật Hoàng. Giữa mảnh đất rộng cả hecta là một căn nhà nhỏ mới dựng còn thơm mùi vôi mới, vợ chồng “Tuyền hột vịt” người thì tắm heo, người thì cặm cụi cho heo ăn, tay chân, quần áo lấm lem cám gạo.

“Đây là mảnh đất hai vợ chồng dành dụm hơn 10 năm để mua, số tiền còn lại dồn vào nuôi heo. Tổng cộng cũng cỡ gần 50 con, vừa heo sữa vừa heo nái. Nuôi được 1 lứa thì lỗ nặng” – Chị Tuyền vừa cho đàn heo ăn vừa lắc đầu vì chuyến “khởi nghiệp nuôi heo” của hai vợ chồng thua lỗ gần 50 triệu khi giá heo lúc này chỉ còn 20-23.000đ/kg hơi, tính ra mỗi con lỗ từ 1-1,5 triệu.

“Thế nhưng công việc không quá vất vả, mỗi ngày cô ấy lo cho heo ăn, tui đi lấy cám, buổi trưa thì tắm heo, tối đến 7h là an nhàn, bà xã tui có thời gian nghỉ ngơi từ sớm” – anh Hoàng nhìn vợ bằng ánh mắt trìu mến. Bởi với gánh hàng trứng trước kia, hai vợ chồng phải cặm cụi đến 10h khuya cũng không hết việc mà thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu. Anh kể, vừa về nuôi heo là heo xuống giá nên khu xóm cứ hay nói vui “người ta nuôi heo lãi mãi không sao, tụi bay về là heo rớt giá”.

Hai vợ chồng lúc ấy cũng chạy đôn chạy đáo khắp nơi vay mượn tiền để tiếp tục duy trì đàn heo mà không biết được bao lâu. Có đợt họ còn tự mổ heo rồi đem bán rong. “Đi bán như vậy cũng đỡ lỗ hơn là bán heo hơi. Nhưng được vài con thì thấy sao cực quá, mà bán chẳng ai mua, nên tui bắt vợ ở nhà. Sợ đi hoài như vậy cô ấy lại bệnh. Thế là hai vợ chồng bàn bạc với nhau rồi quyết định để chăm thêm, biết đâu mai mốt nó lên giá, mình bán đi sớm quá phí hoài công chăm” – anh Hoàng kể.

Cuộc tẩu thoát ung thư từ phố về làng của vợ chồng Tuyền hột vịt - 2

Chị Tuyền tranh thủ tưới rau trong vườn

“Nói đi cũng phải nói lại, cuộc sống hiện giờ của hai vợ chồng yên bình lắm. Sáng dậy dọn dẹp nhà cửa, tưới rau, ra chăm heo, tối cho heo ăn là cũng hết công việc một ngày. Hai vợ chồng hễ có khó khăn là tất cả anh em trong nhà lại chung tay giúp đỡ, anh em bạn chợ thì vẫn đi tới đi lui. Họ chẳng giàu có gì nhưng chắc thương hai đứa tui nghèo, tui thì lại chẳng may mắc phải bạo bệnh”- chị Tuyền ngồi thần người trước cửa chuồng heo, nhớ lại những ngày tháng ngược xuôi của cả gia đình.

Quen bôn ba nơi phố thị, trở về quê nghèo quanh đi quẩn lại với đàn heo, cuộc sống còn quá nhiều lạ lẫm với họ. Thế nhưng đó lại là cách họ chọn để đối mặt với biến cố lớn của cả gia đình, khi chị Tuyền không may mắc phải ung thư vú giai đoạn 2.

Hành trình chiến đấu với u vú giai đoạn 2 của vợ chồng chị Tuyền

Trầm ngâm kể về những ngày tháng khó khăn, chị Tuyền lại rơi nước mắt: “Đầu năm 2012 thấy sụt cân, người uể oải, vùng ngực phải bị chướng và xuất hiện một khối u nhỏ nên tui đi khám tại bệnh viện Ung bướu TP.Hồ Chí Minh. Chỉ nghĩ lên hạch thông thường nhưng khi nhận kết luận ung thư vú giai đoạn 2, tui ngất lịm và đau đớn”.

Anh Hoàng vội ôm lấy vợ. Anh kể đến chính anh khi nghe tin dữ cũng không cầm được nước mắt. Nhưng rồi những người bạn chợ lại an ủi, động viên, anh hiểu rằng mình phải thật mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho vợ, cùng nhau chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. “May mà có gia đình giúp đỡ nên hai vợ chồng kịp mua được mảnh đất dưới quê để làm chỗ tránh mưa tránh nắng, chứ cơ nghiệp bán hết đi để chữa bệnh, hai vợ chồng tui lúc ấy chẳng còn gì”.

“Ngày ấy lúc ông xã lau người cho tui, chỉ chà nhẹ khăn lên đầu, tóc dính hết vô khăn, nhìn cái đầu láng o tui lại khóc. Vô toa thuốc thứ 2 tui bắt đầu bị ói mửa, đau bao tử. Sau đó liên tục bị tuột bạch cầu, phải nhập viện chích thuốc theo dõi” - Chị Tuyền kể lại những đau đớn giai đoạn phải truyền hóa chất liên tục.

Năm đó các bác sỹ cũng đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất bằng thuốc sinh học của Mỹ với chi phí khoảng 700 triệu đồng, nhưng chị từ chối vì đó là số tiền quá lớn, nếu may mắn khỏi bệnh thì gia đình cũng khánh kiệt, thậm chí trả nợ cả đời cũng không hết. Thế rồi bàn qua tính lại, họ quyết định truyền hóa chất thông thường tại bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.

“Năm đó vô toa thuốc đầu tiên ông xã lau người cho tui, chỉ chà nhẹ khăn lên đầu, tóc dính hết vô khăn, nhìn cái đầu láng o tui lại khóc. Vô toa thuốc thứ 2 tui bắt đầu bị ói mửa, đau bao tử. Sau đó liên tục bị tuột bạch cầu, phải nhập viện chích thuốc theo dõi. Có thời gian còn nằm liệt giường” - Chị Tuyền kể lại những đau đớn giai đoạn phải truyền hóa chất liên tục.

Nỗi đau thuyên giảm nhờ tin vào khoa học, sử dụng sản phẩm từ thảo dược

“Nhìn vợ đau đớn, mệt mỏi, nên tui hay lên mạng học hỏi các kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân sau vô hóa chất. Một lần xem thời sự VTV1, thấy thông tin các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công Nano Curcumin chuyển giao thành sản phẩm CumarGold giúp nâng cao thể trạng, ngăn ngừa suy kiệt cho bệnh nhân ung bướu, tui mừng rỡ kêu vợ ra xem rồi ra hiệu thuốc tìm mua. Sau gần 1 năm sử dụng, tình hình sức khỏe của vợ tui đã cải thiện rõ rệt, da dẻ hồng hào, tóc mọc trở lại, bao tử hết đau” – Anh Hoàng tâm sự.

Cuộc tẩu thoát ung thư từ phố về làng của vợ chồng Tuyền hột vịt - 3

Chị Tuyền anh Hoàng không rời nhau nửa bước (Ảnh Lã Thượng Thiên)

Sau khi dùng CumarGold được 2 năm, cuối năm 2016 cũng trong bản tin thời sự, chị Tuyền được biết các nhà khoa học Việt tiếp tục đạt được thành tựu mới khi chế tạo thành công Phức hệ Nano FGC, phối hợp 3 hoạt chất Curcumin, Fucoidan và Notoginseng trong tam thất, chị quyết định chuyển sang dùng hẳn CumarGold Kare. Chỉ sau 6 tháng, chị ăn ngon, ngủ tốt, sức khỏe cải thiện rõ rệt, hiện tại cân nặng đã tăng 5,6kg.

Kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn toàn là thực phẩm sạch, sử dụng thêm CumarGold Kare để nâng cao thể trạng, phòng ngừa tiến triển, tháng 5/2017 chị đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tầm soát ung thư thì nhận được thông báo chỉ số ung thư đã giảm 2/3, hi vọng sống của chị lại nhân lên gấp bội. “Mừng lắm, nhận được thông báo, tui cảm ơn tất thảy các y bác sỹ rồi về khoe khắp làng, hai vợ chồng còn nấu cơm ăn mừng. Chồng tui còn động viên, cứ đà này vợ tràn đầy hy vọng rồi” – Chị Tuyền mỉm cười lạc quan.

Cuộc tẩu thoát ung thư từ phố về làng của vợ chồng Tuyền hột vịt - 4

Chị Tuyền dùng CumarGold Kare để nâng cao thể trạng, phòng ngừa tiến triển

Hỏi mãi về câu nói “cuộc tẩu thoát ung thư”, anh Hoàng giải thích: “Chúng tui tẩu thoát khỏi cuộc sống vất vả, ồn ào ở thành phố, để vợ tui có cuộc sống yên lành, dưỡng bệnh ở quê. Bây giờ nhìn cô ấy xem, chẳng ai còn thấy người phụ nữ gầy gò, bé nhỏ, đầu trọc lốc phải nằm liệt giường nữa. Giờ “Tuyền hột vịt” thành “Tuyền nuôi heo” rồi" - Nói đến đây anh Hoàng mỉm cười nhắc vợ vào nghỉ để đi cắt rau cho heo, chuẩn bị cho bữa ăn cuối chiều.

Mong rằng sự chia sẻ của gia đình chị Tuyền sẽ được nhân rộng để tiếp thêm niềm tin và ngọn lửa hi vọng cho biết bao người không may mắc phải căn bệnh nan y này. Hãy nhớ rằng “UNG THƯ KHÔNG PHẢI DẤU CHẤM HẾT”.

Để được tư vấn thêm về các bệnh ung bướu, độc giả liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8019 hoặc hotline 0948.229.119

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN