"Đột nhập" công ty dẫn dầu cuộc đua vắc xin Covid-19 Trung Quốc: Có gì bên trong?

Bên trong những bức tường trắng, hoàn toàn vô trùng của một cơ sở thuộc hãng dược Sinovac Biotech nằm ở ngoại ô phía Nam Bắc Kinh, 2 chuyên gia y tế đang mải mê với các thử nghiệm vắc xin Covid-19.

Cơ sở mới này rộng khoảng 20.000 mét vuông, được hãng dược Sinovac xây dựng cấp tốc trong vài tháng để ưu tiên nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid-19.

CoronaVac – tên loại vắc xin Covid-19 của Sinovac đang được thử nghiệm – là một trong những ứng cử viên hàng đầu của Trung Quốc trong cuộc đua phát triển vắc xin cho đại dịch.

CoronaVac đã bước vào giai đoạn cuối của thử nghiệm vắc xin Covid-19, được tiến hành ở Brazil và Indonesia với khoảng 11.000 tình nguyện viên.

“Nếu mọi thứ suôn sẻ, chúng tôi sẽ có vắc xin Covid-19 vào cuối năm nay”, Helen Yang – giám đốc quan hệ đầu tư của Sinovac – nói.

Sinovac đã bắt tay vào nghiên cứu vắc xin Covid-19 từ cuối tháng 1 năm nay, ngay sau khi thành phố Vũ Hán với 11 triệu dân bị phong tỏa do dịch bệnh.

Một nữ chuyên gia của Sinovac đang nghiên cứu vắc xin Covid-19 (ảnh: CNN)

Một nữ chuyên gia của Sinovac đang nghiên cứu vắc xin Covid-19 (ảnh: CNN)

Cơ sở mới ở Bắc Kinh được Sinovac đầu tư xây dựng cấp tốc vào tháng 3. Dự kiến nơi này có khả năng sản xuất 300 triệu liều vắc xin Covid-19 mỗi năm, theo bà Yang.

Vắc xin CoronaVac của hãng Sinovac sử dụng virus bất hoạt để phát triển khả năng miễn dịch của cơ thể người. Covid-19 được nuôi trong môi trường kiểm soát nghiêm ngặt và bị ức chế khả năng hoạt động khi tiêm vào cơ thể người.

Bà Yang cho biết, CoronaVac đã phát huy hiệu quả sau khi được tiêm thử nghiệm trên động vật và tình nguyện viên.

“Chúng tôi phối hợp chặt sẽ với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc để đẩy nhanh quá trình phê duyệt vắc xin. Khi hoàn thành được một nghiên cứu, chúng tôi gửi ngay đến Cục để họ xem xét”, bà Yang nói.

Theo bà Yang, số lượng nhỏ các trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện ở Trung Quốc hiện không đủ để đáp ứng thử nghiệm vắc xin giai đoạn cuối. Vì vậy, Sinovac phải liên hệ và thỏa thuận tiến hành giai đoạn thử nghiệm quan trọng đối với vắc xin ở Brazil – quốc gia có hơn 3,7 triệu ca nhiễm virus.

Hai chuyên gia Sinovac tập trung nghiên cứu vắc xin (ảnh: CNN)

Hai chuyên gia Sinovac tập trung nghiên cứu vắc xin (ảnh: CNN)

CoronaVac – sản phẩm của Sinovac (ảnh: CNN)

CoronaVac – sản phẩm của Sinovac (ảnh: CNN)

CoronaVac được tiêm thử nghiệm ở Brazil (ảnh: CNN)

CoronaVac được tiêm thử nghiệm ở Brazil (ảnh: CNN)

Sinovac đang đi đầu trong sản xuất vắc xin Covid-19 trên thế giới (ảnh: CNN)

Sinovac đang đi đầu trong sản xuất vắc xin Covid-19 trên thế giới (ảnh: CNN)

Ở Brazil, vắc xin của Sinovac phối hợp thử nghiệm với Viện nghiên cứu Butantan, cùng với sự tham gia của hơn 9.000 tình nguyện viên. Nếu thử nghiệm thu được kết quả, Brazil sẽ có 120 triệu liều vắc xin của Sinovac.

“Thử nghiệm cho thấy, 97% số người được tiêm 2 liều vắc xin CoronaVac hình thành khả năng miễn dịch”, Dimas Covas – chủ tịch Viện Butantan – nói.

“Tốc độ thử nghiệm vắc xin của chúng tôi phải nhanh hơn tốc độ lây lan của virus. Chúng tôi hy vọng những thử nghiệm sẽ được tiến hành với tốc độ cao nhất và sẽ có đủ vắc xin cho tất cả mọi người”, bà Yang cho biết.

Hiện tại, 13 công ty ở Trung Quốc đang nghiên cứu vắc xin Covid-19. Trong đó, có 9 loại vắc xin đã được thử nghiệm trên người – nhiều nhất thế giới.

“Đa số người Trung Quốc chưa từng bị nhiễm Covid-19 và không có kháng thể. Vì vậy, việc tiêm ngừa vắc xin là con đường duy nhất của họ”, Ivan Hung  – chuyên gia từ Đại học Y HongKong – nhận xét.

Cuối tuần trước, một quan chức cấp cao của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc tiết lộ rằng, nước này đã sử dụng vắc xin Covid-19 đang trong quá trình thử nghiệm để tiêm cho một số y bác sĩ, người làm công việc có nguy cơ cao bị nhiễm virus, kết quả là rất khả quan.

Nguồn: [Link nguồn]

Chiến dịch ”vét sạch bát đĩa” của ông Tập: Đích nhắm thứ hai

Không chỉ tiêu thụ lượng thực phẩm lớn nhất thế giới, Trung Quốc còn thải ra lượng rác khổng lồ mỗi năm, theo Bloomberg.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN