Chiến dịch "vét sạch bát đĩa" của ông Tập: Đích nhắm thứ hai

Không chỉ tiêu thụ lượng thực phẩm lớn nhất thế giới, Trung Quốc còn thải ra lượng rác khổng lồ mỗi năm, theo Bloomberg.

Tình trạng lãng phí thực phẩm có liên quan mật thiết đến lượng rác thải khổng lồ ở Trung Quốc (ảnh: Bloomberg)

Tình trạng lãng phí thực phẩm có liên quan mật thiết đến lượng rác thải khổng lồ ở Trung Quốc (ảnh: Bloomberg)

Gần đây, những thực khách đến với nhà hàng thịt bò nướng Chuiyan, Trung Quốc đều phải cân trước khi gọi món. Sau khi cân, nhân viên nhà hàng sẽ gợi ý cho thực khách lượng thực phẩm vừa đủ ăn.

Ví dụ, nếu khách là nam và nặng 80 cân, họ được khuyên nên dùng món ba chỉ kho. Nếu khách hàng nữ và nặng dưới 40 cân, họ sẽ được nhân viên gợi ý nên gọi đầu cá và thịt bò rán.

Theo nhà hàng, mục đích của việc cân thực khách là giúp họ gọi những suất ăn phù hợp hơn, nhằm hưởng ứng chiến dịch “vét sạch bát đĩa” của ông Tập Cận Bình.

Đầu tháng này, ông Tập phát động chiến dịch tiết kiệm thực phẩm mà truyền thông Trung Quốc quen gọi là “vét sạch bát đĩa”. Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố, lãng phí là đáng xấu hổ và tiết kiệm cần phải được đề cao. Trong bài phát biểu, ông Tập cũng cảnh báo về nguy cơ mất an ninh thực phẩm khi Covid-19 lây lan toàn cầu.

Tuy nhiên, việc tiết kiệm thực phẩm không phải mục tiêu duy nhất của “vét sạch bát đĩa”, sâu xa hơn, ông Tập muốn giải quyết lượng rác thải khổng lồ của quốc gia tỷ dân, theo Bloomberg.

Nhiều thập kỷ gần đây, việc xử lý rác thải luôn là vấn đề làm “đau đầu” các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Các bãi rác ở Trung Quốc thường được bố trí ở ngoại thành hoặc các thị trấn nhỏ gần những thành phố lớn. Tuy nhiên, các bãi chôn lấp rác không phải giải pháp hay vì làm lãng phí tài nguyên đất và việc xử lý cũng không theo kịp lượng rác thải ra.

Từ những năm 1990 đến nay, Trung Quốc tập trung vào xây dựng các lò đốt rác. Nhưng xử lý rác theo cách này lại gây ô nhiễm ô khí và kéo theo sự bất mãn của người dân.

Ở các thành phố lớn, hiện đại của Trung Quốc, chính quyền đã yêu cầu người dân phải phân loại rác để tái chế và quản lý. Năm 2019, ông Tập chọn thành phố Thượng Hải làm thí điểm chương trình phân loại rác thải.

Tuy nhiên, để giải quyết hiệu quả vấn đề này, chiến dịch “vét sạch bát đĩa” của ông Tập sẽ góp phần quan trọng.

Thực phẩm đổ bỏ thường chiếm từ 50 – 70% lượng rác thải ở khu vực thành thị Trung Quốc.

Thùng rác đầy thực phẩm ở Trung Quốc (ảnh: Bloomberg)

Thùng rác đầy thực phẩm ở Trung Quốc (ảnh: Bloomberg)

Trung Quốc là một trong những quốc gia tiêu thụ cũng như lãng phí thực phẩm lớn nhất thế giới. Ước tính, mỗi năm nước này lãng phí khoảng 15 triệu tấn thực phẩm, đủ nuôi sống hàng chục triệu người. 60% lượng thực phẩm bị lãng phí là do người tiêu dùng.

Giải quyết được vấn đề lãng phí thực phẩm, đồng nghĩa với việc Trung Quốc cũng “nhẹ gánh” rác thải. Tuy nhiên, làm được điều đó cũng không phải dễ dàng.

Văn hóa Trung Quốc rất coi trọng việc ăn uống. Người Trung Quốc cho rằng, chuẩn bị nhiều thức ăn là cách thể hiện sự tôn trọng đối với khách đến chơi nhà. Nếu không chuẩn bị “mâm cao cỗ đầy” khách sẽ cảm thấy họ không được tiếp đón tử tế.

Khi ra ngoài ăn, người Trung Quốc cũng rất ít khi yêu cầu hộp đựng thực phẩm mang về vì cho rằng làm vậy sẽ tỏ ra hẹp hòi.

Ông Tập được cho là một trong những lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm chống lãng phí thực phẩm nhất. Năm 2013, ông Tập từng phát động chiến dịch “vét sạch bát đĩa” lần thứ nhất và thu về kết quả tốt khi hạn chế những bữa tiệc xa hoa, lãng phí của giới chức.

Nếu việc tiết kiệm thực phẩm phát huy hiệu quả và giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, thế hệ tương lai của Trung Quốc sẽ không phải lo lắng về nguy cơ mất an ninh lương thực cũng như những bãi rác lộ thiên khổng lồ, Bloomberg bình luận.

Nguồn: [Link nguồn]

TQ bắn tên lửa ”sát thủ tàu sân bay” ra Biển Đông: Mỹ lên tiếng

Tư lệnh Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ cho biết, ông đã nắm được thông tin về vụ phóng 2 tên lửa ra Biển Đông của Trung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam - Bloomberg ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN