WHO: Thế giới đang ở 'giai đoạn rất nguy hiểm' của đại dịch COVID-19

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo thế giới đang ở "giai đoạn rất nguy hiểm" của đại dịch COVID-19, khi biến thể Delta đã được phát hiện ở ít nhất 98 nước.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 2-7 cảnh báo rằng thế giới đang ở "giai đoạn rất nguy hiểm" của đại dịch COVID-19, khi biến thể Delta đã được phát hiện ở ít nhất 98 quốc gia, tờ The Straits Times đưa tin. 

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 2-7 nhấn mạnh rằng biến thể Delta, được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ, rất nguy hiểm vì biến thể này đang tiếp tục phát triển và đột biến.

Thực trạng này đòi hỏi phải có đánh giá liên tục và điều chỉnh các phản ứng y tế cộng đồng một cách cẩn thận.

WHO: Thế giới đang ở 'giai đoạn rất nguy hiểm' của đại dịch COVID-19 . Ảnh: REUTERS

WHO: Thế giới đang ở 'giai đoạn rất nguy hiểm' của đại dịch COVID-19 . Ảnh: REUTERS

"Biến thể Delta đã được phát hiện ở ít nhất 98 quốc gia và đang lan nhanh ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng ở cả mức thấp và cao" – ông Tedros cho biết.

Các chính phủ trên khắp thế giới đã lên tiếng báo động về sự lây lan của biến thể Delta trong khi nới lỏng các biện pháp hạn chế di chuyển và mở lại biên giới trong nỗ lực cứu vãn nền kinh tế.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, gần 25% ca nhiễm mới ở Mỹ có liên quan biến thể Delta, tăng từ 6% vào đầu tháng 6.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu cảnh báo biến thể Delta sẽ chiếm 90% các ca COVID-19 trong khối vào cuối tháng 8.

Biến thể Delta cũng đang lan rộng khắp châu Á, trong bối cảnh các quốc gia Úc, Malaysia ghi nhận tình trạng lây nhiễm gia tăng, buộc phải ban hành lệnh phong tỏa và tăng tốc các chiến dịch tiêm chủng.

Ông Tedros hôm 2-6 đã kêu gọi các nước tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số, bắt đầu từ nhóm tuyến đầu và các nhóm dễ bị tổn thương.

Ông cho biết điều này sẽ chấm dứt giai đoạn nguy hiểm của đại dịch và cứu sống nhiều sinh mạng.

Nhà lãnh đạo WHO cũng kêu gọi các nhà sản xuất vacicne như Pfizer-BioTech và Moderna chia sẻ kiến thức và công nghệ để tăng tốc các trung tâm sản xuất vaccine mARN mới.

“Chúng ta càng sớm bắt đầu xây dựng nhiều trung tâm vaccine và nâng cao năng lực vaccine toàn cầu, chúng ta càng có thể sớm giảm thiểu gia tăng tử vong" - ông Tedros cho hay.

Theo nhà lãnh đạo WHO, có hai cách để đẩy lùi sự gia tăng các bệnh nhiễm trùng hiện nay.

Đầu tiên là đảm bảo các biện pháp xã hội và y tế công như phát hiện sớm ca bệnh, giám sát, xét nghiệm, cách ly và chăm sóc lâm sàng, được áp dụng.

“Điều này bao gồm đeo khẩu trang, giữ khoảng cách vật lý, tránh những nơi đông người và giữ cho các khu vực trong nhà được thông thoáng" – ông Tedros cho biết.

Thứ hai, thế giới phải cởi mở trong việc chia sẻ đồ bảo hộ, ôxy, các xét nghiệm, phương pháp điều trị và vaccine.

Tuy một số quốc gia đã chia sẻ nguồn dự trữ vaccine của họ, song ông Tedros cho rằng số lượng này "chỉ là nhỏ giọt", trong bối cảnh các biến thể ngày càng nguy hiểm.

“Tôi đã kêu gọi các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng vào thời điểm này năm sau, 70% người dân ở mọi quốc gia đều được tiêm chủng” – ông Tedros nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia ĐNA phong tỏa 2 triệu người vì Covid-19

Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tổng cộng gần 160.000 ca nhiễm và hơn 3.300 ca tử...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÒA ĐẶNG ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN