Vụ rơi trực thăng Nhật Bản: Tướng quân đội vừa nhậm chức một tuần thì gặp nạn

Sự kiện: Tin tức Nhật Bản

TPO - Trong số 10 người trên máy bay, có tướng Yuichi Sakamoto - chỉ huy 55 tuổi của Sư đoàn 8 GSDF đặt trụ sở tại tỉnh Kumamoto, cùng nhiều thành viên cấp cao khác của sư đoàn. GSDF cho biết ông Sakamoto vừa nhậm chức vào ngày 30/3.

Vụ rơi trực thăng Nhật Bản: Tướng quân đội vừa nhậm chức một tuần thì gặp nạn - 1

Thành viên đội tìm kiếm cứu nạn. Ảnh: Kyodo

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản ngày 8/4 cho biết một thi thể đã được tìm thấy trôi nổi trên vùng biển ngoài khơi đảo Miyako (tỉnh Okinawa), nơi một chiếc trực thăng quân sự chở 10 người mất tích vài ngày trước, theo Japan Times.

Cụ thể, cơ quan chức năng đã nhận được cuộc gọi từ một người dân địa phương, nói rằng “có một thứ trông giống thi thể người” đang trôi nổi ở phía Bắc đảo Irabu, gần Miyako.

Theo thông tin chính thức, 10 người có mặt trên chiếc trực thăng UH-60JA vẫn mất tích sau khi máy bay gặp nạn hôm 6/4. 72 giờ sau vụ tai nạn, cơ hội tìm thấy những người này sống sót đã giảm dần.

Hiện có 6 máy bay và 7 tàu tham gia tìm kiếm, trong khi số nhân viên được huy động để kiểm tra các vật thể dạt vào bờ biển đã lên đến khoảng 270 người.

Cho đến nay, một số mảnh vỡ bao gồm cánh quạt và cánh cửa đã được tìm thấy. NHK đưa tin các thiết bị sonar đã được huy động vì cơ quan chức năng tin rằng một phần của chiếc trực thăng có thể đã chìm xuống đáy biển.

Trực thăng UH-60JA của lực lượng Phòng vệ mặt đất (GSDF) Nhật Bản được cho là đã rơi chiều 6/4 vì gặp sự cố khoảng 10 phút sau khi cất cánh.

Các quan chức GSDF cho biết thiết bị phát tín hiệu cấp cứu tự động của chiếc trực thăng có thể đã bị hỏng khi máy bay rơi. Trực thăng liên lạc lần cuối cùng với đài kiểm soát không lưu chỉ hai phút trước khi biến mất khỏi màn hình radar.

UH-60JA là loại trực thăng có độ tin cậy cao, thường được sử dụng để cứu trợ thiên tai và vận chuyển bệnh nhân khẩn cấp. Một quan chức Bộ Quốc phòng cho biết: "Chúng tôi thậm chí không thể tưởng tượng được nguyên nhân gây ra vụ tai nạn."

Trực thăng này có hai động cơ, nên vẫn có thể hoạt động nếu một động cơ bị hỏng. Ngay cả khi cả hai động cơ ngừng hoạt động, máy bay vẫn có thể hạ cánh bằng cách sử dụng phương pháp bay gọi là tự động quay.

Tuy nhiên, mảnh vỡ trực thăng và các vật dụng khác được phát hiện cho đến nay, bao gồm cả một xuồng cứu sinh chưa sử dụng, cho thấy chiếc trực thăng có thể đã bị rơi quá nhanh nên không có thời gian để thực hiện các phản ứng khẩn cấp.

Trong số 10 người trên máy bay, có tướng Yuichi Sakamoto - chỉ huy 55 tuổi Sư đoàn 8 của GSDF đóng tại tỉnh Kumamoto, cùng nhiều thành viên cấp cao khác của sư đoàn. GSDF cho biết ông Sakamoto vừa nhậm chức vào ngày 30/3.

Trước đó, vụ tai nạn gây thương vong nặng nề nhất liên quan đến máy bay của GSDF là vụ tai nạn trực thăng ở tỉnh Ehime năm 1968 khiến tám người thiệt mạng.

Nguồn: [Link nguồn]

Bell 505 - mẫu trực thăng tiên tiến giá triệu đô

Một số quốc gia đang sử dụng Bell 505 có thể kể đến Mỹ, Nhật Bản, Indonesia, Bahrain, Việt Nam (nhận hai chiếc vào năm 2019)…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN