Việt Nam sắp được xem nguyệt thực, trăng tuyết, sao chổi

Các hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ xuất hiện vào cuối tuần này, và Việt Nam là một trong nhiều quốc gia có thể chiêm ngưỡng chúng.

Việt Nam sắp được xem nguyệt thực, trăng tuyết, sao chổi - 1

Ảnh chụp nguyệt thực ở Munich, Đức, năm 2003

Vào cuối tuần này, những người yêu thiên văn học trên thế giới sẽ có dịp được chiêm ngưỡng trăng tuyết, nguyệt thực nửa tối và sao chổi 45P, Daily Mail đưa tin.

Trăng tuyết là cái tên truyền thống dành cho trăng tròn tháng 2, được đặt bởi người Bắc Mỹ. Lý do là vì vào tháng 2 ở đây, tuyết thường rơi rất dày. Trăng tròn tháng 2 sẽ xảy ra vào cuối tuần này và sẽ trùng với nguyệt thực nửa tối.

Nguyệt thực nửa tối (penumbral lunar eclipse) được dự đoán sẽ diễn ra vào sáng sớm ngày 11.2 (giờ Việt Nam). Hầu hết châu Á có thể quan sát hiện tượng này, cũng như châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.

Việt Nam sắp được xem nguyệt thực, trăng tuyết, sao chổi - 2

Ảnh chụp nguyệt thực năm 2001 ở Malaysia

Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, do đó, che lấp một phần hoặc toàn bộ ánh sáng từ Mặt Trời đến Mặt Trăng. Có 3 loại nguyệt thực: toàn phần, một phần và nửa tối.

Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi vào phần rìa tối ngoài cùng của Trái Đất và bị che mờ. Khi đó, ánh sáng của Mặt Trăng sẽ bị giảm bớt đi một chút so với ngày thường.

Hiện tượng thú vị này sẽ xảy ra vào lúc 5h34 sáng ngày 11.2 (giờ Việt Nam) và kéo dài trong 4 tiếng 19 phút, theo trang Time and Date.

Việt Nam sắp được xem nguyệt thực, trăng tuyết, sao chổi - 3

Sao chổi 45P cũng sẽ có thể quan sát được bằng ống nhòm

Cùng với nguyệt thực, sao chổi 45P, hay còn được gọi là sao chổi Năm Mới, cũng sẽ tiến gần tới Trái Đất dịp cuối tuần này.

NASA cho biết trên website: “Sao chổi 45P sẽ tiếp cận gần nhất với Trái đất vào ngày 11.2. Nó sẽ được nhìn thấy trên bầu trời buổi sáng, bên trong chòm sao Hercules”.

Sao chổi có thể sẽ khó quan sát được bằng mắt thường, do đó, một chiếc ống nhòm là cần thiết. Sao chổi sẽ xuất hiện vào buổi sáng 11.2 (giờ Việt Nam). Nếu bỏ lỡ, phải đến năm 2022, bạn mới có thể nhìn thấy sao chổi này, theo Daily Mail.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - Daily Mail ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN