Oxy trên Trái đất đang bị hút dần lên Mặt trăng

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Nhóm các nhà nghiên cứu ở Nhật bản đã phát hiện ra hiện tượng ion oxy trong bầu khí quyển Trái đất đang bị hút lên Mặt trăng.

Oxy trên Trái đất đang bị hút dần lên Mặt trăng - 1

Mô phỏng hiện tượng oxy trên Trái đất bị hút tới bề mặt của Mặt trăng.

Theo trang mạng phys.org, trong một chu kỳ quay quanh Trái đất, Mặt trăng sẽ có 5 ngày đi vào khu vực thẳng hàng với Trái đất, Mặt trời. Trong đó, Trái đất nằm giữa Mặt trăng và Mặt trời.

Trong khoảng thời gian này, Mặt trăng trôi ngang qua đuôi từ quyển của Trái đất. Đây là vùng thường xuyên bị gió Mặt trời quét qua.

Một lượng lớn ion oxy trong bầu khí quyển Trái đất “tận dụng” khoảng thời gian này để rơi như mưa xuống bề mặt Mặt trăng.

Nhà vật lý thiên văn học Kentaro Terada, thuộc trường Đại học tổng hợp Osaka (Nhật Bản), giải thích: "Tầng khí quyển cao của Trái đất chứa các ion ôxy, vốn dễ bị gió Mặt trời cuốn đi và đưa tới Mặt trăng”.

Oxy trên Trái đất đang bị hút dần lên Mặt trăng - 2

Dấu chân của nhà du hành vũ trụ Mỹ trên Mặt trăng.

Theo số liệu của các nhà khoa học Nhật Bản, khoảng 26.000 ion oxy “đổ bộ” xuống bề mặt chi tiết đến từng cm2 của Mặt trăng trong một giây. Một phần ion oxy khác rơi rụng vào trong không gian vũ trụ giữa các hành tinh.

Qua phân tích dữ liệu từ các vệ tinh quay quanh Mặt trăng, các nhà khoa học Nhật bản phát hiện ra rằng, các vệ tinh nhân tạo ghi nhận sự xuất hiện một lượng lớn ion ôxy, nhưng chỉ trong khoảng thời gian 5 ngày nhất định của mỗi chu kỳ Mặt trăng quay quanh Trái đất.

Hiện tượng này xảy ra trùng hợp với thời điểm Mặt trăng được che chắn bởi gió Mặt trời.

Từ trường bao quanh Mặt trăng trong hình dạng giọt nước, khi đó căng rộng ra trở thành một cái đuôi dài, khiến một phần ion oxy từ khí quyển Trái đất bật ra.

Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là lời giải thích hợp lý nhất cho việc ôxy từ Trái đất được phát hiện lẫn trong đất đá trên Mặt trăng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Phys.org ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN