Video đầu tiên ở thủ đô Myanmar lọt ra ngoài sau vụ đảo chính

Mạng internet, sóng điện thoại, truyền hình đồng loạt gặp “sự cố kỹ thuật” khiến giới truyền thông quốc tế gặp khó khăn khi đưa tin những diễn biến mới nhất về cuộc đảo chính ở Myanmar. Đây là video duy nhất ghi lại hình ảnh tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar được truyền ra ngoài sau vụ đảo chính rạng sáng ngày 1.2, theo Sputnik.

Video quân đội Myanmar lập chốt kiểm soát trên đường phố thủ đô Naypyidaw (nguồn: Sputnik)

Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint cùng hàng loạt quan chức cao cấp khác của Myanmar đều bị quân đội bắt giữ trong vụ đảo chính.

Trong đoạn video quay lén từ xe ô tô, có thể thấy quân đội được triển khai trên đường phố ở thủ đô Naypyidaw của Myanmar. Đường phố Naypyidaw vắng bóng người và im lắng lạ thường.

Tình trạng khẩn cấp được thiết lập và quân đội tuyên bố sẽ nắm quyền kiểm soát Myanmar trong ít nhất 1 năm.

Quyết định trao quyền kiểm soát cho quân đội đã được Phó Tổng thống Thứ nhất của Myanmar – ông Myint Swe – ký duyệt. Ông Myint Swe hiện giữ chức quyền Tổng thống quốc gia.

Hệ thống truyền thông và internet ở Myanmar bị gián đoạn đúng thời gian diễn ra đảo chính. Ngay cả Đài phát thanh truyền hình Myanmar (MRTV) cũng thông báo gặp “sự cố kỹ thuật” và không thể đưa tin đầy đủ.

Hiện sóng điện thoại ở các thành phố Naypyidaw, Yangon, cũng chưa thể hoạt động bình thường.

Người dân ở Yangon xếp hàng rút tiền sau tin tức về vụ đảo chính (ảnh: Reuters)

Người dân ở Yangon xếp hàng rút tiền sau tin tức về vụ đảo chính (ảnh: Reuters)

Các ngân hàng ở Myanmar cũng dừng toàn bộ hoạt động vì “kết nối mạng bị gián đoạn”. Hiệp hội Ngân hàng Myanmar cho biết họ sẽ tạm thời đóng cửa, chưa rõ khi nào hoạt động trở lại.

Quyết định của Hiệp hội Ngân hàng Myanmar khiến nhiều người dân nước này thất vọng. Không ít người Myanmar đã đổ xô đến rút tiền tại các cây ATM và xếp hàng mua thực phẩm khi thông tin về cuộc đảo chính được công bố.

Thống tướng Min Aung Hlaing, 64 tuổi, hiện là người nắm quyền điều hành Myanmar.

Thống tướng Aung Hlaing nắm quyền tối cao đối với quân đội Myanmar từ năm 2011. Ông thể hiện rõ quan điểm không từ bỏ quy định cho phép quân đội nắm ít nhất 25% tổng số ghế trong Quốc hội Myanmar, được quy định tại hiến pháp năm 2008.

Theo Hiến pháp Myanmar, ông Aung Hlaing có thể nắm quyền kiểm soát đất nước trong tình trạng nghiêm trọng, có thể dẫn đến “sự tan rã của liên minh, đoàn kết dân tộc và mất chủ quyền”.

Tuy nhiên, tình trạng này phải được Tổng thống Myanmar tuyên bố.

Tuần trước, ông Aung Hlaing tuyên bố với các binh sĩ dưới quyền rằng, “hiến pháp là mẹ của các loại luật. Nhưng nếu không được tuân thủ, nó có thể bị thu hồi”.

Thống tướng Min Aung Hlaing – người quyền lực nhất Myanmar hiện tại (ảnh: Reuters)

Thống tướng Min Aung Hlaing – người quyền lực nhất Myanmar hiện tại (ảnh: Reuters)

Phát biểu của Thống tướng làm dấy lên lo ngại quân đội Myanmar sẽ tiến hành đảo chính. Tuy nhiên, tướng Zaw Min Tun – phát ngôn viên quân đội Myanmar – phủ nhận cáo buộc này.

“Quân đội sẽ tuân thủ luật pháp, không vi phạm hiến pháp”, ông Zaw Min Tun nói.

Rạng sáng ngày 1.2, đảo chính diễn ra ngay trước thềm cuộc họp Quốc hội Myanmar.

“Ông ấy là người ít nói và kín tiếng”, một người bạn thân nhận xét về Thống tướng Aung Hlaing.

Nguồn: [Link nguồn]

Đảo chính quân sự ở Myanmar: Thế giới phản ứng ra sao?

Hôm 1.2, quân đội Myanmar tiến hành đảo chính, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi – lãnh đạo dân cử của Myanmar – và tuyên bố...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – Sputnik, Reuters ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN