Vì sao virus Corona không phải dạng sống nhưng lại rất nguy hiểm?

Virus đã trải qua hàng tỉ năm thuần thục nghệ thuật tồn tại mà không cần phải là dạng sống. Phương pháp này hiệu quả đến mức tạo ra mối đe dọa với cả thế giới ngày nay.

Theo Washington Post, chủng mới của virus Corona gây đại dịch Covid-19 đang tác động đến cả thế giới. Virus này thực chất là một đoạn mã di truyền được bao bọc bởi lớp màng và protein dạng gai, kích thước chỉ bằng một phần nghìn chiều rộng của lông mi.

Ngay khi xâm nhập vào hệ hô hấp của con người, virus ngay lập tức tìm đến nơi có tế bào phổi, dùng lớp gai để kết nối với tế bào thông qua thụ thể thích hợp.

SARS-CoV-2 chèn đoạn mã di truyền của mình vào tế bào, buộc các tế bào trở thành nhà máy sản xuất hàng triệu phiên bản virus giống hệt. Để tăng khả năng sống sót, SARS-CoV-2 lây nhiễm từ khi con người không hay biết, đến khi bộc lộ triệu chứng, đã có hàng triệu phiên bản virus ở khắp nơi, sẵn sàng lây sang nạn nhân khác.

Ở thời điểm hiện tại, con người chưa tìm ra thuốc đặc trị virus và chỉ có thể làm hạn chế khả năng lây lan của virus.

Một người đàn ông đeo khẩu trang.

Một người đàn ông đeo khẩu trang.

So với các virus gây bệnh hô hấp thông thường, SARS-CoV-2 tập trung ở phía trên của đường hô hấp, nơi virus dễ đàng lây lan ra ngoài khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Ở một số bệnh nhân, SARS-CoV-2 còn nằm sâu trong phổi, gây viêm phổi, tê liệt hệ hô hấp và dẫn đến cái chết. Sự kết hợp này khiến SARS-CoV-2 vừa giống cúm mùa, vừa giống các loại virus gây chết người xâm nhập qua đường hô hấp, ví dụ như virus SARS năm 2003.

Điều này thể hiện đặc tính riêng của SARS-CoV-2, bằng cách giảm tỉ lệ tử vong so với virus SARS, các triệu chứng xuất hiện cũng chậm hơn và từ đó SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm nhanh hơn.

Virus nói chung trong 100 năm qua đã gây ra nhiều thảm họa cho con người. Đó là các dạng virus cúm vào năm 1918, 1957 và 1968; virus SARS, MERS hay Ebola.

Tất cả các virus này đều có chung một mục đích là nhân bản càng nhiều càng tốt để tồn tại, sử dụng tế bào của con người làm nhà máy sản xuất. 

SARS-CoV-2 nhìn từ kính hiển vi.

SARS-CoV-2 nhìn từ kính hiển vi.

Gary Whittaker, giáo sư virus học của Đại học Cornell nói: “Virus đứng giữa ranh giới của một vật sống và không phải là vật sống”. Chúng vừa mang đặc tính hóa học, nhưng cũng mang đặc tính sinh học, nó là lưu giữ thông tin di truyền.

Đối với SARS-CoV-2, virus này còn có khả năng tự sửa chữa các protein, trong trường hợp quá trình nhân bản gặp trục trặc, tạo ra bản sao sai lệch, từ đó làm giảm khả năng tạo ra đột biến sai lệch dẫn đến sự triệt tiêu của thông tin di truyền.

Khả năng biến đổi cũng giúp SARS-CoV-2 thích nghi với các môi trường mới, dù đó là trong ruột lạc đà hay trong đường thở của con người.

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 được điều trị ở Vũ Hán.

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 được điều trị ở Vũ Hán.

Jeffery Taubenberger, nhà virus học thuộc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cho rằng: “Tự nhiên đang cố cảnh báo với con người về sự nguy hiểm của những chủng virus Corona. Nghiên cứu về chủng virus Corona đã bị ngừng lại từ lâu vì chúng thường chỉ gây ra bệnh cúm, không được coi là nguy hiểm so với các virus khác”.

Andrew Pekosz, nhà virus học tại Đại họhc Johns Hopkins ở Mỹ, nói rằng virus nói chung giống như những kẻ trộm. “Chúng đột nhập vào nhà bạn, ăn hết thức ăn, sử dụng đồ dùng trong nhà và tạo ra 10.000 phiên bản y hệt, rồi chúng rời đi để lại khung cảnh tan hoang”, Pekosz nói.

Virus khác vi khuẩn ở chỗ chúng cần con người, sử dụng chính tế bào người để nhân bản, do tế bào người tạo nên. Do đó, những loại thuốc gây tổn thương virus cũng khiến tổn thương chính con người.

Vì lẽ đó, các loại thuốc kháng virus tập trung vào việc bao bọc lấy protein gai của virus, không cho chúng xâm nhập qua thụ thể. Mỗi dạng virus lại có protein gai riêng nên một loại thuốc chỉ có tác dụng với một loại virus.

Hình ảnh rõ ràng nhất của SARS-CoV-2.

Hình ảnh rõ ràng nhất của SARS-CoV-2.

Virus cũng biết cách đột biến, tạo ra protein gai mới nên các phương pháp điều trị thường không có hiệu quả lâu. Đó cũng là lý do các nhà khoa học phải thường xuyên phát triển loại thuốc mới kháng virus HIV.

Cuối cùng, các chuyên gia nói rằng mục đích của virus là nhân bản càng nhiều càng tốt nên chúng không hề muốn giết chết con người. Những dạng virus gây chết người như SARS hay Ebola thường biến mất rất nhanh, tự triệt tiêu vì đã giết chết vật chủ, không còn ai ở xung quanh lây nhiễm.

Một nghiên cứu năm 2014 phát hiện một virus loại gây tổn thương vùng miệng ở người đã tồn tại như vậy suốt 6 triệu năm. “Đó là một virus rất thành công”, nhà virus học Karla Kirkegaard, nói.

SARS-CoV-2 hiện chỉ mới ở giai đoạn đầu của vòng đời, đoạn mã di truyền (RNA) của chúng có thể thay đổi. Chúng dễ trở thành một dạng virus gây cúm mùa thông thường và từ đó quay trở lại mỗi năm. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, theo Washington Post.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Thêm bằng chứng về nguồn gốc tự nhiên của virus Corona gây đại dịch Covid-19

Có thêm các nhà khoa học tại Mỹ, Anh, Úc nghiên cứu về nguồn gốc của virus Corona, từ đó chấm dứt những tin đồn rằng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Washington Post ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN