Nghiên cứu mới chỉ ra thời điểm người nhiễm Covid-19 gây lây lan mạnh nhất

Những người nhiễm Covid-19 ở dạng nhẹ có xu hướng lây nhiễm mạnh ngay từ đầu cho người khác và đạt đỉnh sau 5 ngày, các nhà nghiên cứu cho biết.

Theo một nghiên cứu mới công bố, những người nhiễm Covid-19 sẽ có xu hướng lây nhiễm mạnh ngay từ đầu và giảm dần khi bệnh dịch dần dần biến mất.

Nghiên cứu được công bố hôm 8.3 trên tạp chí medRxiv và chỉ mới ở dạng sơ bộ vì chỉ đánh giá trên một số lượng nhỏ người bệnh, theo Live Science. Nghiên cứu phần nào lý giải vì sao dịch bệnh lây lan rất nhanh, khi người bệnh chỉ có các triệu chứng nhẹ, thậm chí không biết mình bị nhiễm.

“Điều này trái ngược với SARS”, tác giả nghiên cứu cho biết. Đối với bệnh nhân SARS, tình trạng lây nhiễm đạt đỉnh sau 7-10 ngày, khi virus xâm nhập sâu vào tế bào phổi.

Trong 7 bệnh nhân nhiễm Covid-19, các nhà nghiên cứu nhận thấy virus có xu hướng lây lan ngay từ những ngày đầu tiên và đạt đỉnh ở ngày thứ 5, với nguy cơ xâm nhập vào tế bào người gấp 1.000 lần so với virus SARS.

Lây nhiễm đạt đỉnh ở người bị viêm phổi chậm hơn so với người không bộc lộ hoặc có triệu chứng nhẹ. Đối với người bị virus xâm nhập sâu vào phổi, ngày đạt đỉnh lây nhiễm là ngày thứ 10 hoặc 11. Đối với các ca bệnh nhẹ, sau 10 ngày là bệnh nhân rất có thể không lây nhiễm cho người khác nữa, tác giả nghiên cứu cho biết.

Thái Lan kiểm tra thân nhiệt hành khách ở sân bay Suvarnabhumi.

Thái Lan kiểm tra thân nhiệt hành khách ở sân bay Suvarnabhumi.

“Dựa trên phát hiện của chúng tôi, có thể cho ra viện sớm và cách ly người bệnh tại nhà sau 10 ngày lây nhiễm”, nhóm nghiên cứu cho biết. Ở ngày thứ 10, lượng virus có trong cổ họng người bệnh đạt mức thấp nhất.

“Đây là phát hiện đáng kể trong việc tìm hiểu đặc tính và cơ chế hoạt động của Covid-19, từ đó đưa ra chỉ dẫn phù hợp đối với sức khỏe cộng đồng”, Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chính sách bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, Mỹ, nói.

Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận sau khi lấy mẫu phân tích từ cổ họng bệnh nhân nhiễm Covid-19. Nhóm nghiên cứu cũng thu thập mẫu phân, mẫu máu của người bệnh, từ đó đánh giá lượng virus tồn tại sau mỗi giai đoạn lây nhiễm.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ có thể đánh giá mức độ virus tồn tại trong cơ thể người bệnh, không thể biết chính xác khi nào người bệnh không còn lây nhiễm.

Nghiên cứu phần nào lý giải vì sao virus vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh ở Trung Quốc nhiều tuần sau khi họ đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Nghiên cứu mới: Virus Corona có đột biến gene giống HIV

Nghiên cứu mới về chủng virus Corona gây dịch bệnh Covid-19 cho thấy gene của virus có đột biến giống như virus HIV, làm tăng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Live Science ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN