Vì sao siêu kì thủ thảm bại "dưới tay" máy tính Google?

Sự kiện: Google

Kì thủ cờ vây 18 lần vô địch thế giới Lee Se Dol đã thảm bại trước siêu máy tính của Google trong trận đấu cân não kết thúc ngày 15.3 sau 5 ván hồi hộp và kịch tích với tỉ số 1-4.

Vì sao siêu kì thủ thảm bại "dưới tay" máy tính Google? - 1

Kì thủ 18 lần vô địch thế giới phải "bó tay" trước siêu máy tính AlphaGo.

AlphaGo, siêu máy tính đánh cờ siêu việt của Google đã chiến thắng toàn diện trước kiện tướng cờ vây đại diện cho “thế giới loài người” Lee Se Dol với tỉ số 4-1 sau chiến thắng dễ dàng ngày15.3. AlphaGo là siêu máy tính trí tuệ nhân tạo được Google phát triển với khả năng vượt xa những gì từng dự đoán trước đó về trí tuệ robot. Kì thủ người Hàn Quốc từng 18 lần vô địch thế giới đã phải ngả mũ cúi đầu trước siêu trí tuệ AlphaGo.

Năm ngoái, AlphaGo từng làm loài người “bẽ mặt” khi chiến thắng kì thủ Fan Hui với tỉ số 5 bàn không gỡ.

Nhiều chuyên gia dự đoán chiến thắng của AlphaGo trước Lee Se Dol đã vượt xa những gì tưởng tượng cả chục năm. “Tôi rất ngạc nhiên”, Lee nói. “Tôi không nghĩ là mình thua và cũng không nghĩ là AlphaGo chơi một trận đấu hoàn hảo đến vậy”. Lee thậm chí còn nói đây là "thất bại của nhân loại".

Vì sao AlphaGo lại được coi là chiến thắng ấn tượng nhất của trí tuệ nhân tạo trước con người? Câu trả lời nằm ở cờ vây, bộ môn đã có tuổi đời 3.000 năm và được coi là thách thức lớn nhất cho bất kì máy móc nào muốn chinh phục nó. Dù chỉ là bàn cờ 19x19 nhưng cờ vây ẩn chứa nhiều điều bất ngờ và hàng vạn biến số khiến việc chinh phục bộ môn này không hề dễ dàng.

Vì sao siêu kì thủ thảm bại "dưới tay" máy tính Google? - 2

AlphaGo đã làm Lee Se Dol "bẽ mặt".

“Đây là một trong những môn thể thao trí tuệ thử thách nhất thế giới hiện nay”, Toby Manning, trọng tài trận đấu giữa AlphaGo và Fan Hui hồi năm ngoái, trả lời trên báo Engadget. “Luật chơi cực kì đơn giản nhưng độ phức tạp đằng sau mỗi bước đi rất khó để diễn tả thành lời”.

Vì độ phức tạp của cờ vây nên kì thủ phải mất hàng chục năm tập luyện và nghiên cứu lối chơi của nhiều đối thủ trước khi trở thành một kiện tướng cờ vây. “Hấp dẫn của cờ vây là bởi nó rất dễ chơi, nhưng chặng đường để chinh phục cái dễ dàng này sẽ khiến nhiều người thấy nản vì nó rất dài”, tổng thư kí Lee Ha-jin thuộc Hiệp hội Cờ vây Hàn Quốc chia sẻ.

Trong cờ vua hay cờ tướng, nếu trong tay bạn còn nhiều quân mạnh thì chắc chắn bạn sẽ giành chiến thắng. Tuy nhiên, cờ vây không như thế. AlphaGo đã được phát triển để tự học hỏi từ những đối thủ trước đó và bổ sung vào bộ nhớ của mình. Google đã “đổ” vào bộ nhớ AlphaGo hàng triệu nước đi và hình ảnh hàng vạn ván cờ vây để AlphaGo tự hoàn thiện chính mình.

Một điểm kì lạ nữa của AlphaGo là tự củng cố và nâng cao hệ thống bằng cách tự chơi hàng triệu ván cờ nhằm vá lỗi chính mình. Điều này giúp AlphaGo đoán được hàng vạn nước đi tiếp theo và tạo ra hàng triệu cách hóa giải. AlphaGo sẽ tính toán những nước đi này và chọn ra bước đi hiệu quả nhất.

Vì sao siêu kì thủ thảm bại "dưới tay" máy tính Google? - 3

Kasparov và trận đấu lịch sử với siêu máy tính Deep Blue.

Chính khả năng tự học hỏi của AlpahGo biến nó chẳng khác gì con người, một dạng trí thông minh nhân tạo như siêu máy tính Deep Blue của IBM trước đây đã từng đánh bại siêu kiện tướng cờ vau Garry Kasparov.

Mặc dù nhiều người nhận định Lee Se Dol thua AlphaGo là một thất bại của con người trước trí tuệ nhân tạo, nhưng giới khoa học đón nhận tin này khá lạc quan, vì cho rằng trí thông minh nhân tạo sẽ mở ra rất nhiều khả năng cho con người trong tương lai. Hiện nay, công ty phát triển AlphaGo muốn ứng dụng phần mềm này vào điện thoại thông minh, robot để tăng khả năng hiệu quả làm việc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - Engadget ([Tên nguồn])
Google Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN