Vì sao người ta hay chạm cốc khi uống rượu bia?

Sự kiện: Hỏi - Đáp

Trong những bữa tiệc hay trên bàn nhậu có rượu bia, hành động chạm cốc (ly) là chuyện thường xảy ra. Vậy lý giải đằng sau hành động này là gì? Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi bằng cách bấm vào nút màu xanh bên dưới. Câu trả lời chính thức sẽ được công bố lúc 15h.

CÂU TRẢ LỜI CHÍNH XÁC

Hành động chạm cốc mỗi khi uống rượu bia không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Theo quan niệm của người phương Tây, hành động chạm cốc đã xuất hiện ở châu Âu từ hàng ngàn năm trước.


Ở thời đại mà cướp biển hoành hành, chuyện ám sát bằng thuốc độc diễn ra phổ biến, người phương Tây thường rót đầy rượu bia và chạm cốc thật mạnh để chất lỏng từ cốc này hòa vào cốc kia. Đó là hành động thể hiện sự tin tưởng. Mọi người chạm cốc để chứng minh rằng họ không có ý đầu độc nhau.

Một lý do phổ biến khác có liên hệ với khoa học nhiều hơn. Theo tờ Sydney Morning Herald (SmH), tiếng cốc chạm vào nhau giúp tạo nên cảm hứng hơn khi uống rượu bia. Đó là cảm giác của âm thanh.

Việc uống rượu vốn có sẵn sự tham gia của 4 giác quan: Nếm vị của thức uống bằng lưỡi (vị giác), nhìn bằng mắt (thị giác), ngửi bằng mũi (khứu giác), cầm ly rượu bằng tay (xúc giác). Giác quan thứ 5 chưa được tham gia nên người ta nghĩ ra hình thức chạm ly để cả 5 giác quan cùng được thưởng thức, cảm nhận được hết cái ngon của rượu.

Hành động chạm cốc luôn xảy ra khi hai hay nhiều người cùng ngồi uống, không nhất thiết phải nhân dịp sự kiện quan trọng.

Theo câu trả lời phổ biến trên Quora, mọi người chạm cốc là biểu tượng của sự gắn kết, gửi đến cho nhau những tình cảm, lời chúc tốt đẹp nhất.

Mời độc giả bấm vào đây để trả lời câu hỏi

TRẢ LỜI CỦA BẠN ĐỌC 33
Lê quang Tạo

Chạm cốc, chạm ly để cho thính giác cảm nhận được 5 giác quan của con người chỉ có thính giác là không cảm nhận được khi mọi người cùng uống rượu bia nếu không chạm cốc chén.

Trần Minh Triết

Chia sẻ lẫn nhau niềm vui cũng như nỗi buồn.

Trương Quang Thanh

< Thời xưa> Có người cho rằng tập quán chạm cốc uống rượu bắt đầu có từ thời La Mã cổ đại. Khi đó, để coi trọng sức mạnh, người ta thường tổ chức những cuộc đấu võ. Trước khi vào cuộc, các đấu sỹ thường uống rượu để tỏ lòng tôn trọng và khích lệ lẫn nhau. Nhưng để đề phòng những kẻ có lòng dạ bất chính cho thuốc độc vào rượu của đối phương, người ta nghĩ ra cách là trước khi vào đấu, hai đấu sĩ đều đổ ít rượu trong cốc của mình vào cốc của đối phương, để cho thấy rằng trong việc uống rượu không có sự gian trá. . Trong khi thực hiện động tác này, hai chén rượu tất nhiên phải chạm vào nhau. Về sau nghi thức này dần dần trở thành một nghi lễ trong các bữa tiệc. Cụng ly là để : Đoàn kết, quyết tâm, khích lệ, chúc phúc, hữu nghị, bằng hữu, ngoại giao. => Tóm lại tất cả trong 2 chữ : Tinh thần

Dung Tran

Hành động cụng ly không đơn giản là thói quen bàn nhậu, mà còn được chú trọng nâng lên là nét văn hóa. Nó có thể đem lại sự thành công trong công việc, sự kính nể, hay đôi khi nó nói lên cá tính của mỗi con người. Để trở thành người có “Văn hóa cụng ly” đầu tiên là việc bạn phải xác định rõ ai là chủ tiệc. Có thể dựa theo độ tuổi, cấp bậc, hay vị trí. Chỉ khi người chủ tiệc nâng ly, tuyên bố lý do, thì sau đó màn cụng ly mới được bắt đầu. Sau khi xác định chủ tiệc, bạn sẽ phải xác định những đối tượng cụng ly tiếp theo là những ai. Điều này hết sức quan trọng vì nó sẽ quyết định thái độ của bạn trong cả cuộc nhậu. Cụng ly với bố vợ tương lai hay sếp đương nhiên sẽ khác so với bạn bè. Cụng ly với người mới quen khác với người đã thân.

Nếu có câu hỏi cần giải đáp, mời độc giả gửi tại đây

Nguồn: [Link nguồn]

Báo nước ngoài xếp người Việt vào ”đội” uống rượu bia tăng vọt như TQ, Ấn Độ

Thế giới đang tiêu thụ đồ uống có cồn nhiều nhất trong 30 năm qua, do tốc độ tiêu thụ tăng vọt ở các nước như Trung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Hỏi - Đáp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN