Ukraine muốn sở hữu pháo phản lực phóng loạt, vì sao Mỹ ngần ngại?

Giới chức Ukraine nói các hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) giúp đối phó Nga hiệu quả, nhưng phía Mỹ có lý do để chưa cung cấp loại vũ khí này cho Ukraine.

Mỹ chưa muốn cung cấp cho Ukraine các hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS).

Mỹ chưa muốn cung cấp cho Ukraine các hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS).

Theo báo Mỹ Politico, giới chức Ukraine đang ngày càng thất vọng khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden liên tục trì hoãn việc chuyển giao các hệ thống MLRS do Mỹ sản xuất.

Trong cuộc xung đột giai đoạn 2 ở vùng Donbass, Ukraine và Nga tích cực sử dụng pháo binh để giáng đòn tấn công tầm xa. Nga đang thể hiện ưu thế rõ rệt do sở hữu lực lượng pháo binh đông đảo hơn với nhiều vũ khí tầm xa hơn.

Trong nhiều tháng, Mỹ để ngỏ khả năng chuyển giao các hệ thống MLRS cho Ukraine nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Theo Politico, Nhà Trắng lo ngại khả năng Ukraine sở hữu vũ khí tấn công tầm xa chính xác, sẽ leo thang xung đột vượt biên giới, sang lãnh thổ Nga.

“Từng có triển vọng lớn sau đàm phán ở Đức vào tháng trước (về việc Mỹ chuyển giao MLRS cho Ukraine), nhưng vấn đề này đến nay đã nguội lạnh”, nguồn tin am hiểu vấn đề nói trên tờ Politico. “Chắc chắn Ukraine có một sự thất vọng”.

Một quan chức chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nói hai bên vẫn đang “thảo luận” về các vũ khí Mỹ có thể cung cấp cho Ukraine. “Không phải vũ khí nào Ukraine yêu cầu cũng có thể được chuyển giao ngay”, quan chức giấu tên nói.

“Chúng tôi phải cân nhắc các vũ khí hiệu quả nhất và tiết kiệm chi phí nhất, với khoản chi mà Quốc hội đã phê duyệt”, quan chức giấu tên nói thêm. “Các lựu pháo M777 là lựa chọn phù hợp cả về số lượng, đạn dược xét theo giá thành so với các hệ thống MLRS”.

Pháo phản lực phóng loạt hay rocket phóng loạt vượt trội hoàn toàn so với các lựu pháo thông thường, nhờ khả năng vận hành cơ động, gây thiệt hại trên diện rộng và tốc độ bắn rất nhanh. 

Mỹ phát triển hệ thống MLRS đầu tiên mang tên M270 vào năm 1983. M270 mang theo 12 đạn rocket, được thiết kế để khai hỏa cực nhanh trước khi pháo binh Liên Xô kịp phản ứng.

Ngày nay, quân đội Mỹ sử dụng hệ thống pháo phản lực phóng loạt M142 HIMARS, tầm bắn 300-500km và được trang bị đạn rocket dẫn đường.

Mỹ lo ngại việc cung cấp loại vũ khí tấn công tầm xa vượt trội sẽ làm phức tạp thêm tình hình xung đột ở Ukraine, làm gia tăng nguy cơ Nga sử dụng các vũ khí hủy diệt hàng loạt.

“Theo quan điểm của Nga, Ukraine sở hữu các hệ thống MLRS là rất nguy hiểm, vì có thể tấn công phủ đầu trước khi pháo binh Nga vào vị trí tấn công”, Dmitry Gorenburg, chuyên gia Nga đến từ viện nghiên cứu phi lợi nhuận CNA có trụ sở ở Mỹ, nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga đưa vũ khí bí mật đến Ukraine

Ngày 18/5, Nga nói rằng họ đang sử dụng vũ khí laser cực mạnh thế hệ mới ở Ukraine để thiêu rụi máy bay không người lái, huy động một trong những loại vũ khí bí mật của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Politico ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN