Ukraine trưng bày kho báu bằng vàng của Crimea sau tranh chấp với Nga

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Ukraine gần đây đã trưng bày một phần kho báu Crimea ở bảo tàng lịch sử quốc gia tại thủ đô Kiev. Ukraine cũng lưu giữ hình ảnh kỹ thuật số của các hiện vật để bảo tồn trong bối cảnh xung đột với Nga vẫn chưa có dấu hiệu sớm kết thúc.

Ukraine nhận lại kho báu Crimea từ bảo tàng Hà Lan vào tháng 11/2023. Ảnh: Global Images Ukraine.

Ukraine nhận lại kho báu Crimea từ bảo tàng Hà Lan vào tháng 11/2023. Ảnh: Global Images Ukraine.

Tháng 11/2023, kho báu gần 2,7 tấn của Crimea đã trở về Kiev sau 9 năm kẹt ở bảo tàng Hà Lan, nơi các hiện vật được trưng bày vào thời điểm Nga sáp nhập bán đảo.

Một phần kho báu gồm các món đồ trang sức và cổ vật được bảo tàng lịch sử quốc gia Ukraine trưng bày kể từ tuần trước. Ukraine cũng lưu giữ hình ảnh kỹ thuật số của các hiện vật để bảo tồn trong bối cảnh xung đột với Nga vẫn chưa có dấu hiệu sớm kết thúc.

Một cổ vật được Ukraine trưng bày ở Kiev vào tuần trước. Ảnh: Kyiv Independent

Một cổ vật được Ukraine trưng bày ở Kiev vào tuần trước. Ảnh: Kyiv Independent

"Sự trở lại của các hiện vật giá trị này không chỉ có ý nghĩa đối với các bảo tàng, mà còn có ý nghĩa với cả quốc gia. Triển lãm này là về quá khứ, nhưng thực chất là cầu nối đến tương lai", Yurii Polidovych, nhà nghiên cứu hàng đầu tại bảo tàng, cho biết.

Được biết đến với tên gọi "kho vàng Scythia", không phải tất cả các cổ vật trong kho báu đều được làm từ vàng. Nhiều cổ vật được làm từ đá vôi, đồng, đất sét, sắt, gỗ và các vật liệu khác.

Kho báu không chỉ bao gồm cổ vật của người Scythia mà còn có các cổ vật của nhiều dân tộc du mục khác sống ở Crimea từ thế kỷ thứ 5 TCN cho đến thế kỷ thứ 7, chẳng hạn như người Sarmatia, người Goth và người Huns.

Trang sức nằm trong số các cổ vật được Ukraine trưng bày. Ảnh: Kyiv Independent.

Trang sức nằm trong số các cổ vật được Ukraine trưng bày. Ảnh: Kyiv Independent.

Nhiều cổ vật được tìm thấy trong các nghĩa trang ở Crimea.  Những cổ vật quý giá nhất được tìm thấy từ nghĩa trang Ust-Alma ở phía tây nam Crimea. Những chiếc hộp đựng đồ trang sức sơn mài cổ này có nguốc gốc từ Trung Hoa cách đây khoảng 2.000 năm.

"Mỗi cổ vật kể câu chuyện riêng về những người cổ xưa từng sống ở Crimea. Những báu vật này không phải chỉ có ý nghĩa về giá trị, mà còn có ý nghĩa tâm linh, ý nghĩa văn hóa và lịch sử", ông Polidovych nói với tờ Kyiv Independent.

Các cổ vật trong kho báu Crimea được Ukraine trưng bày ở bảo tàng lịch sử quốc gia. Ảnh: Kyiv Independent

Các cổ vật trong kho báu Crimea được Ukraine trưng bày ở bảo tàng lịch sử quốc gia. Ảnh: Kyiv Independent

Cuộc tranh giành kho báu Crimea giữa Nga và Ukraine kéo dài trong nhiều năm cho đến khi ngã ngũ vào tháng 11/2023. 4 bảo tàng ở bán đảo Crimea do Nga kiểm soát gửi kiến nghị lên tòa án Amsterdam, yêu cầu bảo tàng Hà Lan trả lại kho báu. Chính phủ Ukraine cho rằng, kho báu cần phải được chuyển về Kiev.

Năm 2016, tòa án Hà Lan ra phán quyết các cổ vật cần được trả về cho Kiev. Nhưng các bảo tàng Crimea do Nga kiểm soát kháng cáo. Phán quyết cuối cùng được đưa ra năm 2023.

Nga nhiều lần khẳng định hàng trăm cổ vật, trong đó có chiếc mũ chiến binh bằng vàng nguyên khối, nên được lưu giữ ở Crimea. "Kho báu thuộc về Crimea và chúng nên ở đó", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói vào tháng 11/2023.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện mới tại di tích khảo cổ Pompeii, Italia cho thấy hai bộ hài cốt của một người đàn ông và một người phụ nữ, trong đó một người chết khi ôm hòm chứa kho báu, các nhà khảo cổ gần đây cho biết, theo Washington Post.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Kyiv Independent ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN