"Kho báu bất thường nhất" ở thành phố La Mã 2.000 năm

Cuộc khai quật mới ở "thành phố hóa đá" Pompeii đã đưa các nhà khảo cổ lọt vào một kho báu ngoài sức tưởng tượng.

Theo Science Alert, những gì mà đội khai quật ở Công viên Khảo cổ Pompeii (Ý) gọi là "kho báu bất thường nhất" là một ngôi nhà rộng lớn, nơi mọi vật bên trong như bị ngưng đọng thời gian suốt 2.000 năm.

Một góc công trường xây dựng cổ đại với các phiến đá còn xếp ngay ngắn - Ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII

Một góc công trường xây dựng cổ đại với các phiến đá còn xếp ngay ngắn - Ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII

Pompeii là thành phố cổ đã bị tàn phá bởi vụ phun trào núi lửa Vesuius vào năm 79 sau Công nguyên.

Di tích này nổi tiếng với những "người hóa đá" theo đủ mọi tư thế, là những nạn nhân bị tro bụi núi lửa bao bọc quá nhanh đến nỗi qua đời mà vẫn giữ nguyên tư thế khi còn sống: Đang nằm, đang ngồi bó gối, đang bỏ chạy...

Sự ập xuống bất ngờ của dung nham và tro bụi cũng giúp bảo tồn nhiều cơ sở hạ tầng nguyên vẹn, nhưng chưa có gì lạ lùng như thứ vừa được tìm thấy.

Ngay cả các đống vôi vữa cũng còn nguyên vẹn - Ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII

Ngay cả các đống vôi vữa cũng còn nguyên vẹn - Ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII

Theo Science Alert, họ đã lọt vào một công trường xây dựng được bảo tồn trong trạng thái y như vẫn đang hoạt động dù đã qua 2.000 năm.

Bên trong ngôi nhà, nơi công việc sửa chữa được tiến hành ngay trước khi thảm họa xảy ra, là những đống vôi vữa không hề suy suyễn, gạch lát sàn được xếp gọn gàng để chuẩn bị thi công...

Tất cả đem đến cho các nhà khảo cổ một lát cắt thời gian hoàn hảo, cho họ nhìn trực tiếp vào hoạt động sống của con người, kỹ thuật xây dựng vào thời điểm tận 2.000 năm trước.

Ngôi nhà thuộc về một người thợ làm bánh, còn nguyên một chiếc lò nướng bên trong.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy một tác phẩm nghệ thuật mô tả bánh mì dẹt và một ly rượu vang, cũng như một tấm áp phích bầu cử thể hiện sự ủng hộ với một chính trị gia tên Aulus Rustius Verus.

Cách lò nướng không xa, người ta cũng tìm thấy thi thể của hai phụ nữ và một cậu bé.

Tại phòng tiếp tân của ngôi nhà, những hiện vật dùng để kiểm đếm phục vụ công tác xây dựng cũng còn nguyên.

Trong khi đó, tại phòng thờ của gia đình là những chiếc bình amphorae dùng để trộn thạch cao nhằm hoàn thiện các bức tường trong căn phòng.

Một số dụng cụ xây dựng mà đến nay vẫn được dùng tới như quả dọi, dụng cụ khuấy bê tông... cũng được tìm thấy trong các căn phòng khác.

Phát hiện này còn đặc biệt quan trọng bởi tiết lộ về công thức và phương pháp trộn bê tông của người La Mã cổ đại, vốn bền chắc và thậm chí có khả năng tự phục hồi những vết nứt nhỏ, khiến chúng bền vững qua hàng ngàn năm.

Phân tích cho thấy vôi khô, pozzolana khô được trộn với nước rất nóng để tạo ra bê tông rất bền, đông kết nhanh và tự phục hồi nhờ độ ẩm.

Pozzolana là một loại vật liệu vô cơ có khả năng kết hợp với vôi tôi để tạo thành hợp chất có tính chất kết dính tương tự như xi măng. Pozzolana tự nhiên thường là tro núi lửa hoặc từ đá bọt. Pozzolana nhân tạo có thể được sản xuất từ một số vật liệu thải công nghiệp.

Trình độ của người Pompeii nói riêng và La Mã cổ đại nói chung đáng nể đến nỗi các nhà khoa học cho rằng nhân loại ngày nay có thể học hỏi nhiều điều từ các kỹ thuật xây dựng và công nghệ vật liệu của họ.

Nguồn: [Link nguồn]

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN