Tuyến phòng thủ 3 lớp của Hamas ở Dải Gaza nhằm ngăn Israel tấn công

Phong trào Hồi giáo Hamas tuyên bố chuẩn bị cho mọi kịch bản có thể xảy ra trong xung đột còn quân đội Israel vẫn đang để ngỏ khả năng đưa quân tiến vào Dải Gaza truy quét Hamas.

Các tay súng của phong trào Hồi giáo Hamas.

Các tay súng của phong trào Hồi giáo Hamas.

Hamas là phong trào Hồi giáo thành lập năm 1987 trong cuộc kháng cự của người Palestine ở các khu vực do Israel chiếm đóng sau cuộc Chiến tranh Sáu ngày.

Phong trào Hamas sau đó trỗi dậy ở Dải Gaza, cạnh tranh với tổ chức nắm quyền khi đó là Fatah. Khác với các nhóm Palestine khác, Hamas có nhánh quân sự gọi là Lữ đoàn al-Qassam. Lữ đoàn vừa đóng vai trò bảo vệ giới lãnh đạo Hamas, vừa phát động các cuộc tấn công nhằm vào Israel.

Năm 2006, Hamas chiến thắng trong cuộc bầu cử hợp pháp ở Dải Gaza nhưng phe cầm quyền Fatah không chấp nhận kết quả. Một năm sau, Hamas sử dụng vũ lực kiểm soát hoàn toàn Gaza. 

Kể từ đó, Hamas kiểm soát Dải Gaza còn Fatah rút về khu bờ Tây. Những năm gần đây, hai phe phái có những cuộc đàm phán nhằm xây dựng một nhà nước Palestine thống nhất.

Một tay súng Hamas đứng ở lối vào hầm ngầm bí mật tại Gaza.

Một tay súng Hamas đứng ở lối vào hầm ngầm bí mật tại Gaza.

Hamas nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân Gaza và lực lượng của Lữ đoàn al-Qassam được bố trí khắp nơi ở Gaza, cũng như có lực lượng bí mật ở khu Bờ Tây, Lebanon và các khu vực khác xung quanh Israel.

Theo Sputnik, sức mạnh của nhánh quân sự Hamas chủ yếu dựa vào lực lượng pháo binh sở hữu các bệ phóng rocket và súng cối. Lực lượng đóng vai trò chủ lực trong các cuộc tấn công Israel của Hamas.

Lực lượng quy mô thứ hai của Hamas là bộ binh, bao gồm quân chính quy và lực lượng dự bị. Hamas được cho là có khoảng 30.000 - 40.000 quân chính quy được đào tạo bài bản, chưa tính các lực lượng dự bị động viên.

Ngoài ra, Hamas cũng có đơn vị biệt kích tinh nhuệ, am hiểu địa hình Israel và chuyên nhận các nhiệm vụ bí mật. Hamas chia lực lượng làm các nhóm chiến đấu, xây dựng tuyến phòng thủ 3 lớp ở Dải Gaza, luôn đề phòng khả năng Israel tấn công.

Theo Sputnik, Lữ đoàn al-Qassam chia lực lượng làm 6 nhóm, mỗi nhóm lại có nhiều đơn vị nhỏ hơn và mỗi đơn vị nhỏ hơn lại có các thành phần nhỏ hơn nữa. 3 nhóm chiến đấu được Hamas bố trí xung quanh thành phố Gaza, một nhóm ở khu vực trung tâm Dải Gaza, một nhóm ở thành phố Khan Yunis và nhóm cuối cùng ở thành phố Rafah.

Sơ đồ Hamas bố trí lực lượng phòng thủ ở Dải Gaza.

Sơ đồ Hamas bố trí lực lượng phòng thủ ở Dải Gaza.

Theo báo cáo của Viện Washington về Chính sách Cận Đông, tuyến phòng thủ 3 lớp của Hamas gồm tuyến đầu tiên nằm ở vòng ngoài, dọc theo hàng rào biên giới Israel dùng ngăn cách lãnh thổ miền nam với Dải Gaza. Sau tuyến phòng thủ này là vùng đệm an ninh, có thể được rải mìn tự chế dày đặc.

Tuyến phòng thủ thứ hai nằm ở ngoại ô các thành phố Gaza, Khan Yunis và Rafah. Tuyến phòng thủ cuối cùng nằm ở trung tâm thành phố.

Các nhóm chiến đấu được Hamas trang bị vũ khí phòng không, súng bắn tỉa, ống phóng rocket và vũ khí chống tăng. Ngoài ra, Hamas cũng có các đơn vị phi chiến đấu làm nhiệm vụ thông tin liên lạc, tình báo, vận chuyển, sản xuất vũ khí, hậu cần và đối ngoại.

Lần gần nhất Israel đưa quân tiến vào Dải Gaza là vào năm 2014. Trong cuộc xung đột năm đó, Israel huy động 3 sư đoàn tấn công Gaza nhưng cuối cùng giao tranh kết thúc bất phân thắng bại và lực lượng Israel rút khỏi Gaza.

Michael Stevens, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), nói Hamas thuần thục phương pháp chiến đấu du kích.

3 tuyến phòng thủ của Hamas ở Dải Gaza 

3 tuyến phòng thủ của Hamas ở Dải Gaza 

“Hamas sử dụng bom tự chế (IED), súng bắn tỉa và máy bay không người lái (UAV) cầm tay để chiến đấu theo kiểu du kích, sử dụng tối đa môi trường quan đô thị để các tay súng ẩn náu, bất ngờ tấn công lực lượng Israel", Stevens nói.

Trong chiến dịch năm 2014 ở Dải Gaza, quân đội Israel không ít lần bị bất ngờ khi các tay súng Hamas xông ra từ mạng lưới hầm ngầm bí mật.  Israel cũng tổn thất một lượng lớn xe bọc thép do bị Hamas phá hủy bằng vũ khí chống tăng. Các phương tiện bọc thép di chuyển trong đường phố đô thị chật hẹp luôn có khả năng bị tập kích, chặn đường rút lui.

Hàng ngàn tay súng Hamas được bố trí ở các cứ điểm kiên cố khiến các đơn vị tiến công của Israel bị cầm chân, phải trông chờ không quân yểm trợ. Trong lịch sử tác chiến đô thị, lực lượng tấn công thường mất nhiều ngày, thậm chí cả tuần để loại bỏ một cứ điểm kiên cố của đối phương.

Quân đội Isreal năm đó tiến sâu tới khu dân cư Shuja'iyya ở thành phố Gaza nhưng bị Hamas kháng cự quyết liệt. Trong trận đánh ở thành phố Rafah, các tay súng Hamas tập kích một đơn vị quân đội Israel, sát hại nhiều sĩ quan.

Quân đội Israel rút khỏi Dải Gaza vào ngày 3/8/2014, sau khoảng 3 tuần giao tranh, tuyên bố hoàn thành mục tiêu khi phá hủy 32 đường hầm của Hamas. Trong khi đó, Hamas tuyên bố thắng lợi vì đã đẩy lùi thành công quân đội Israel.

Lữ đoàn al-Qassam của Hamas sở hữu một kho vũ khí đa dạng gồm vũ khí cầm tay, thiết bị nổ tự chế (IED), rocket, mạng lưới hầm ngầm, hầm trú ẩn bí mật. Các vũ khí và điều kiện địa hình tác chiến đô thị tạo ra lợi thế chiến lược cho Hamas trong các cuộc đối đầu với quân đội Israel, báo cáo của Viện Washington về Chính sách Cận Đông cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Ẩn số Hezbollah - “kẻ thù đáng gờm nhất“ của Israel

Căng thẳng sẽ leo thang nghiêm trọng nếu phong trào Hezbollah của Lebanon phóng thêm nhiều tên lửa vào Israel

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik ([Tên nguồn])
Xung đột Israel - Hamas Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN