Truyền thông Nga nói xe tăng Anh mới chuyển tới Ukraine đã lỗi thời

Hai tháng kể từ khi các quốc gia phương Tây đưa ra cam kết, Ukraine ngày 28/3 đã nhận xe tăng chủ lực Challenger 2 của Anh và Leopard 2A6 của Đức, được cho là giúp cải thiện đáng kể hỏa lực của các lữ đoàn xe bọc thép.

Xe tăng chủ lực Challenger 2 của Anh.

Xe tăng chủ lực Challenger 2 của Anh.

Sự xuất hiện của xe tăng Challenger 2 ở Ukraine đã nhận được chú ý đặc biệt bởi đây là mẫu xe tăng được bọc giáp dày, nòng pháo uy lực. Challenger 2 là mẫu xe tăng chủ lực thế hệ 3, nghĩa là tương đương các xe tăng T-80 và T-90 của Nga, theo báo Ấn Độ EurAsian Times.

Xe tăng Anh có thể làm được gì ở Ukraine?

Trên lý thuyết, xe tăng Challenger 2 được bọc giáp thuộc hàng tốt nhất thế giới. Lớp giáp hỗn hợp do viện nghiên cứu xe tăng Anh ở Chobham phát triển có công thức sản xuất hoàn toàn bí mật, được cho là cứng gấp đôi so với thép. Giới chức quân sự Anh tin tưởng, xe tăng T-72 Nga không thể xuyên thủng lớp giáp Chobham. Cuộc xung đột ở Ukraine là cơ hội để kiểm chứng khả năng này.

Trong môi trường tác chiến hiện đại, các xe tăng Challenger 2 còn được bổ sung thêm giáp phản ứng nổ (ERA) và giáp bổ sung bên ngoài để tăng khả năng bảo vệ.

Theo giới quan sát, một điểm nhấn khác của xe tăng Challenger 2 là pháo nòng xoắn L30 cỡ 120mm do nhà máy sản xuất vũ khí Royal Ordnance của Anh phát triển.

Trên lý thuyết, pháo nòng xoắn giúp tăng độ chính xác hơn từ 5 - 7% so với pháo nòng trơn trang bị trên các xe tăng Nga. Challenger 2 cũng là một trong số ít các xe tăng trên thế giới có thể bắn đạn xuyên giáp bọc lõi chứa uranium nghèo. Theo giới quan sát, các xe tăng T-72 của Nga sẽ không thể chống đỡ nếu binh sĩ Ukraine bắn loại đạn xuyên giáp này. Cơ số đạn mà xe tăng Challenger 2 có thể mang theo trong chiến đấu là 49.

Xe tăng được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực và nhận diện mục tiêu tự động, giúp pháo thủ dễ dàng hơn trong việc phát hiện vị trí đối phương. Vào ban đêm, kíp lái vẫn có thể chiến đấu thông qua hệ thống quan sát bằng hồng ngoại.

Xe tăng Anh lỗi thời?

Một xe tăng Challenger 2 bị phá hủy trong chiến tranh Iraq.

Một xe tăng Challenger 2 bị phá hủy trong chiến tranh Iraq.

Sau khi các xe tăng Anh xuất hiện ở Ukraine, truyền thông Nga đã đưa ra một số nhận định, báo Ấn Độ EurAsian Times cho biết.

Ở tầm xa, các xe tăng Nga đều được trang bị tên lửa chống tăng có thể khai hỏa từ nòng pháo. Điều này tạo ra mối đe dọa thường trực với các xe tăng Anh.

Ở tầm gần, các xe tăng Nga được trang bị đạn xuyên giáp BM60 Lead-2, đủ sức gây thiệt hại cho xe tăng Challenger 2.

Truyền thông Nga cho rằng, các xe tăng Challenger 2 chứng minh năng lực chiến đấu trong chiến tranh Nam Tư và chiến tranh Iraq, nghĩa là cách đây 20 năm. Ngày nay, mẫu xe tăng này đã trở nên lỗi thời, không còn theo kịp với môi trường tác chiến hiện đại.

Năm 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Anh khi đó là Penny Mordaunt, đưa ra nhận định rằng xe tăng Challenger 2 đã lỗi thời, không còn được nâng cấp đáng kể từ năm 1998. Tính đến nay, Anh không còn sản xuất bất kì một chiếc xe tăng nào và dự án xe tăng Challenger 3 vẫn đang nằm trên giấy.

Báo Ấn Độ dẫn nguồn tin từ truyền thông Nga cho biết, Anh gửi các xe tăng Challenger 2 tới Ukraine với mục đích giảm gánh nặng bảo trì vũ khí. Đã từ lâu, xe tăng Challenger 2 không còn thu hút sự chú ý của các đối tác, không còn quốc gia nào ngỏ ý muốn mua xe tăng Anh. Nghĩa là trong trường hợp các xe tăng này bị phá hủy, Anh cũng không hứng chịu tổn thất đáng kể.

"Anh sẽ còn gửi thêm các lô xe tăng khác cho Ukraine. Bởi nếu chúng bị phá hủy, đây cũng không phải vấn đề lớn. Suy cho cùng, ngành công nghiệp sản xuất xe tăng của Anh đã lụi tàn từ lâu", báo Ấn Độ dẫn nhận định trên tờ Topwar.ru của Nga.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga tuyên bố lần đầu đánh chặn bom lượn thông minh Ukraine phóng từ hệ thống HIMARS

Bộ Quốc phòng Nga ngày 28/3 tuyên bố đã đánh chặn một quả bom lượn thông minh GLSDB do quân đội Ukraine phóng từ hệ thống HIMARS.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nhật Minh - EurAsian Times ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN