Trung Quốc đối mặt thập kỷ khó khăn

Trung Quốc hiện có gần 210 triệu người trên 65 tuổi và dự kiến tăng lên khoảng 400 triệu người vào năm 2050, tương đương gần 1/3 dân số.

Bác sĩ về hưu Chen Ju chọn sống với con gái làm nghề kế toán - cũng đã về hưu - của mình. Người phụ nữ 79 tuổi này dành cả ngày để làm vườn, đi dạo và trò chuyện với hàng xóm. Bà có vấn đề về thính giác và một số cơ bị yếu nhưng nhìn chung vẫn khỏe mạnh.

Bà chia sẻ: "Các đồng nghiệp cũ của tôi nói với tôi rằng ở trong viện dưỡng lão sẽ tốt hơn vì có dịch vụ chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Nhưng tôi thích ở cạnh con gái và chồng của nó hơn".

Trung Quốc “già đi nhanh chóng” vào thập kỷ tới. Ảnh: Reuters

Trung Quốc “già đi nhanh chóng” vào thập kỷ tới. Ảnh: Reuters

Theo báo The Straits Times, bà Chen là một trong gần 210 triệu người trên 65 tuổi ở Trung Quốc. Đến năm 2050, nước này ước tính có khoảng 400 triệu người trên 65 tuổi, chiếm gần 1/3 dân số.

Số lượng người cao tuổi được dự đoán sẽ tăng vọt khoảng 100 triệu người trong thập kỷ tới, làm tăng gánh nặng kinh tế và xã hội đối với lực lượng lao động của Trung Quốc.

Với tuổi thọ ngày càng tăng (78,2 tuổi vào năm 2021), sức khỏe nói chung của người dân được cải thiện và tỉ lệ sinh thấp (1,09 vào năm 2022), dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng. Để so sánh, Mỹ có tuổi thọ trung bình là 76,4 tuổi (năm 2021) và tỉ lệ sinh là 1,66 (năm 2021). 

Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại, đặc biệt là những tháng gần đây khi Bắc Kinh tìm cách phục hồi sau nhiều năm kiểm soát dịch COVID-19 chặt chẽ, có những lo ngại rằng Trung Quốc đang già đi trước khi trở thành nước giàu.

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Trung Quốc có thu nhập trung bình cao nhưng có một số lượng đáng kể người dân dễ bị nghèo đói. Với dân số già đi nhanh chóng, Trung Quốc đối mặt bài toán lương hưu không đủ và hệ thống chăm sóc sức khỏe phải đáp ứng nhu cầu của số lượng người già ngày càng tăng.

Để kiểm soát dân số bùng nổ vào cuối những năm 1970, Bắc Kinh để ra chính sách một con nhằm ngăn cản các cặp vợ chồng sinh nhiều con.

Khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển và phụ nữ Trung Quốc được học hành nhiều hơn, có nhiều cơ hội việc làm, họ quyết định sinh ít con hơn. Ngày càng có nhiều cặp vợ chồng không có con.

Năm 1980, năm đầu tiên sau khi chính sách một con có hiệu lực, có 17,76 triệu trẻ sơ sinh chào đời ở Trung Quốc. Con số này đạt đỉnh 25 triệu bé vào năm 1987 trước khi giảm xuống. Vào thời điểm Trung Quốc đăng cai Thế vận hội Mùa hè năm 2008, khoảng 16 triệu trẻ sơ sinh chào đời.

Năm 2022, dân số Trung Quốc giảm lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ – chỉ có 9,56 triệu trẻ sơ sinh. Các nhà quan sát chính sách phải gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng Trung Quốc đang già đi trước hạn gần một thập kỷ. Các nhà nhân khẩu học dự đoán Trung Quốc sẽ bước vào thời kỳ già hóa nhanh chóng vào năm 2030.

Đáng chú ý, báo cáo năm 2019 của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho thấy quỹ hưu trí chính của nước này có thể cạn kiệt vào năm 2035 do lực lượng lao động giảm.

Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc cần tăng tuổi nghỉ hưu. 

Trong khi đó, một số người già ở Trung Quốc có thể muốn tiếp tục làm việc miễn là họ cảm thấy tinh thần minh mẫn thay vì chỉ ở nhà.

Nguồn: [Link nguồn]

Dân Trung Quốc bán tháo bất động sản ở nước ngoài

Ngay sau khi Trung Quốc mở cửa biên giới vào tháng 1 năm nay, kết thúc 3 năm áp dụng chính sách zero-COVID, Stephen Yao bắt tay ngay vào nhiệm vụ mới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Nghĩa ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN