Trung Quốc đối mặt “thách thức lịch sử” vì khủng hoảng thất nghiệp hậu Covid-19

Đà phát triển suốt hàng năm trời của Trung Quốc có nguy cơ trở thành “công cốc” khi Bắc Kinh vẫn đang vật lộn với nỗ lực hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Theo SCMP, trong nhiều năm qua, thị trường lao động ổn định nhờ sự gia tăng nhu cầu công việc trong ngành dịch vụ, cho phép các công nhân nhà máy truyền thống nhận những công việc mới như nhân viên giao hàng, nhân viên cửa hàng.

Nhưng đại dịch Covid-19 bùng phát đã làm tổn hại đến chu trình này, khiến chính phủ Trung Quốc lo ngại về tỉ lệ thất nghiệp khổng lồ, kéo theo đó là những bất ổn xã hội.

Đã 3 tháng kể từ khi Trung Quốc chặn đứng tốc độ lây lan của dịch Covid-19 (kể từ giữa tháng 2) , bộ máy kinh tế đã được khởi động trở lại, nhưng các chỉ số cho thấy việc hồi phục là không hề dễ dàng.

Trên khắp cả nước, cảnh cửa hàng, nhà hàng gần trường học đóng cửa là điều có thể dễ nhận thấy vì một bộ phận sinh viên chưa đi học trở lại. Tại các trung tâm sản xuất, công nhân vẫn đang chờ các nhà máy mở cửa. Nhiều nhà máy đã giảm năng suất hoạt động đến mức tối đa vì nhu cầu hàng hóa trên toàn cầu giảm mạnh.

Lần đầu tiên trong hàng thập kỷ, thị trường lao động Trung Quốc chịu sức ép từ nhiều mặt, đặt ra thách thức chưa từng có khi nền kinh tế Trung Quốc lần đầu tăng trưởng âm sau hơn 40 năm.

Cuộc sống ở Trung Quốc chưa thể trở lại bình thường sau đại dịch Covid-9. Ảnh: SCMP.

Cuộc sống ở Trung Quốc chưa thể trở lại bình thường sau đại dịch Covid-9. Ảnh: SCMP.

“Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã tạo ra sức ép lớn, đại dịch Covid-19 là đòn ‘chốt hạ’ khiến nhiệm vụ ổn định kinh tế, khôi phục việc làm càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn”, Ouyang Junm và Qin Fang, hai nhà kinh tế tại Đại học Tây Nam ở Thành Đô, nhận định.

Các số liệu của chính phủ chưa thể đánh giá mức độ thất nghiệp của người lao động, bởi có 149 triệu lao động tự mở doanh nghiệp và 174 triệu lao động di cư, không thể được thống kê một cách đầy đủ, theo SCMP.

Số liệu chính thức của chính phủ Trung Quốc cho thấy khoảng 27 triệu người Trung Quốc mất việc trong tháng 3 do tác động của dịch Covid-19 nhưng các chuyên gia cho rằng số lao động thất nghiệp thực tế ở đất nước đông dân nhất thế giới có thể lên đến 80 triệu người.

“Không giống như ở các nền kinh tế khác, Trung Quốc đại lục không có chế độ yêu cầu chủ doanh nghiệp tiếp tục trả lương cho người lao động khi họ không đi làm. Điều này có nghĩa là người lao động mất việc sẽ phải rất vất vả tìm kiếm công việc mới sau đại dịch”, chuyên gia kinh tế, Qu Hongbin nói.

Ước tính số lượng người lao động Trung Quốc quay trở lại làm việc ở khu vực thành thị đã giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều người thay vì đánh cược ở đô thị, lựa chọn ở lại vùng nông thôn làm nông.

Do hệ quả của Covid-19, người lao động sản xuất Trung Quốc muốn chuyển sang làm công việc khác cũng là điều hết sức khó khăn, vì còn một bộ phận người lao động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ chưa thể đi làm lại.

Người Trung Quốc chưa thể trở lại cuộc sống bình thường sau đại dịch Covid-19.

Người Trung Quốc chưa thể trở lại cuộc sống bình thường sau đại dịch Covid-19.

Tính đến đầu tháng 5, lợi nhuận thu được từ du lịch ở Trung Quốc đã giảm 60% so với cùng kì năm ngoái, trong khi các nhà hàng cũng giảm lợi nhuận đến 50%, theo số liệu từ Hiệp hội Khách sạn Trung Quốc.

Nhiều nhà hàng ở Trung Quốc chuyển sang mô hình giao hàng từ xa để bù đắp cho sự thiếu hụt thực khách nhưng có tới 45% số người được hỏi nói các đơn hàng ít hơn nhiều so với bình thường, dấu hiệu cho thấy sự sụt giảm trong chi tiêu của người dân Trung Quốc.

“Nếu xuất khẩu không hồi phục trong quý 2 năm nay thì một bộ phận người dân Trung Quốc vẫn sẽ rất thận trọng khi đi mua sắm, đến nhà hàng do thu nhập giảm và tỉ lệ thất nghiệp sẽ còn duy trì ở mức cao vào cuối năm nay”, Yao Wei, chuyên gia kinh tế Trung Quốc, nhận định.

Larry Hu, một nhà kinh tế làm việc cho Macquarie Group, ước tính tỉ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc sẽ tăng tới 9,4% vào cuối năm nay. 8,7 triệu sinh viên Trung Quốc ra trường đối mặt với tương lai bất định vì vấn đề việc làm.

“Cú sốc Covid-19 đối với thị trường lao động Trung Quốc là chưa có tiền lệ về quy mô, độ dài và bản chất”, hai nhà kinh tế Wei Yao và Michelle Lam viết trong một nghiên cứu công bố hồi tuần trước.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Đòn trừng phạt mới nhất Mỹ áp đặt với Trung Quốc

Mỹ đã công bố đòn trừng phạt mới nhất nhằm vào Trung Quốc và các quy định mới có hiệu lực ngay từ ngày 11.5.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN