Trên mặt đất, Mỹ có chống nổi những "quái vật" này của Nga?

Lính tăng Ukraine kể rằng khi bắn vào xe tăng Nga, tất cả những quả rocket này đều bay lên trời như bị “bàn tay vô hình” chỉ lối.

Trên mặt đất, Mỹ có chống nổi những "quái vật" này của Nga? - 1

Cuộc chiến tăng đẫm máu có thể xảy ra giữa Nga và Mỹ.

Nhiều nhà quan sát trên thế giới nhận định cuộc đối đầu giữa hai siêu cường Nga-Mỹ đang căng thẳng không kém gì thời Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là sau khi Mỹ phóng 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Syria, đồng minh của Nga, Iran. Loạt bài này sẽ điểm một số kịch bản có thể xảy ra nếu những cuộc đối đầu gay cấn dẫn đến bùng nổ chiến tranh.

McMaster là một chuyên gia nghiên cứu về cuộc nội chiến ở Ukraine, mới đây đã có bài phát biểu đáng chú ý tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở thủ đô Washington, Mỹ. Ông nói rằng từ lâu, Mỹ đã quá coi trọng tên lửa hạng nặng mà bỏ qua xe tăng chiến đấu. “Tên lửa tầm xa mở được cánh cửa, nhưng vấn đề sau đó binh lính sẽ làm gì trên mặt đất mới là điều quyết định”, McMaster nói.

McMaster phân tích rằng Nga sử dụng lực lượng bán chuyên nghiệp có vai trò “phân tán, che giấu, lẩn trốn vào trong dân và có khả năng phá hủy mạng lưới kết nối, định vị của đối phương”. Chuyên gia này nhận định nếu một cuộc chiến tăng nảy lửa diễn ra, Mỹ sẽ dễ thua cuộc do quá chủ quan ở chiến trường mặt đất.

Từ kinh nghiệm của mặt trận Ukraine, McMaster đưa ra những lời khuyên về một kế hoạch phát triển cũ lẫn mới để chống trả quân Nga trong một thế trận tăng đẫm máu.

Khai hỏa chéo giữa các vùng

Trên mặt đất, Mỹ có chống nổi những "quái vật" này của Nga? - 2

Xe tăng chủ lực T-90 của Nga.

 “Mỹ không đủ khả năng chống đỡ trước các hệ thống vũ khí tối tân của Nga vì họ sẽ sử dụng các loại đạn truyền thống được cải tiến có sức công phá mạnh hơn so với quá khứ. Số lượng đạn dược của quân Nga có thể tiêu diệt từ 40-60% sinh lực quân Mỹ”, McMaster nói. “Cần biết rằng Mỹ có ít pháo binh hơn và kém hiệu quả hơn so với đối phương. Cần phải thay đổi tình trạng này ngay”.

Để giải quyết tình trạng này, McMaster đưa ra giải pháp mang tên “khai hỏa chéo giữa các vùng đất” nhằm bắn được một phạm vi rộng hơn. “Khi quân đội bắn vào một địa điểm, chúng ta cần đảm bảo cả khả năng phòng không, không-đối-không và bờ biển đối hạm”.

Karber, chủ tịch của Quỹ Potomac nói rằng từ lâu Mỹ đã đánh giá quá cao pháo binh trong quân đội với suy nghĩ đơn giản “cứ bắn nhiều thì trúng nhiều”. Từ năm 1980, Karber nói quân Mỹ đã bỏ qua mặt chất lượng mà chỉ chú trọng vào số lượng.

Đạn dược Nga đã có nhiều bước tiến từ đó tới nay. Một trong những loại đạn đáng sợ nhất mà quân Nga sở hữu là đầu đạn nhiệt áp. Loại đạn này chứa chất gây cháy và thời gian cháy lâu hơn so với những loại đạn truyền thống.

“Trong khoảng 3 phút, quân Nga có thể xóa tan hai tiểu đoàn xe tăng bằng một loạt đạn tấn công và nhiệt áp tốc độ cao”, Karber nhận định. “Nếu chưa nghe tới tên đạn nhiệt áp, hãy chú ý ngay từ bây giờ. Loại đạn này có sức công phá quá khủng khiếp”.

Karber nói rằng quân Nga sử dụng cả đạn hạng nặng kết hợp tác chiến điện tử trên xe tăng. Tác chiến điện tử sẽ xác định vị trí cần khai hỏa, tiền đồn rồi chặn đứng đường liên lạc. Karber đề cập trường hợp tác chiến điện từ của Nga “chặn đứng hoàn toàn kênh liên lạc của Ukraine trong cuộc nội chiến tại quốc gia Đông Âu này”.

Một hệ thống tác chiến điện tử khác trang bị cho xe tăng Nga giúp biến các đầu đạn pháo thành một khối sắt vô tri chỉ trong giây lát. “Khi đạn pháo bị hệ thống này tấn công, nó trở thành viên đạn lép”, Karber nói.

Karber dẫn ra trường hợp quân đội thân Nga ở vùng Donbas thuộc Ukraine từng sử dụng sóng vô tuyến chồng chéo nhằm tạo ra một bức tường phòng thủ vô hình và gây nhiễu đối phương.

Phương tiện tác chiến và phòng thủ

Trên mặt đất, Mỹ có chống nổi những "quái vật" này của Nga? - 3

Xe tăng M1 Abram của Mỹ.

Vấn đề không chỉ nằm ở pháo và tên lửa, MacMaster nói. Các phương tiện chiến đấu hiện nay của Mỹ trên chiến trường cũng quá lỗi thời. “Xe chiến đấu đa năng Bradley rất tuyệt vời nhưng Nga đã có loại xe khác còn hiện đại hơn. Xe của Nga có hệ thống bảo vệ và chống bom mìn hoàn hảo”.

Cuộc chiến ở vùng đông Ukraine đã chứng minh xe tăng chủ lực T-90 của Nga vượt trội thế nào so với đối thủ. Karber nói rằng tại Ukraine, ông chưa hề ghi nhận được trường hợp nào T-90 bị bắn cháy. Quân Nga đã lợi dụng địa hình tối tăm, nhiều sương mù và lạnh giá để biến T-90 thành con “quái vật” thực sự khi chiến đấu với quân Ukraine. Điều này sẽ xảy đến với quân Mỹ trong một cuộc đại chiến tăng.

Điều gì khiến T-90 trở nên khủng khiếp tới vậy? Trước hết, cần bàn tới lớp giáp phản ứng nổ hiện đại. Khi một quả rocket bắn vào thân xe tăng, lớp kim loại trên xe tăng sẽ phát nổ và ngăn rocket xuyên qua lớp giáp dày. Điều này tránh cho lính tăng bên trong bị chết cháy.

Một lớp bảo vệ rất hữu hiệu khác là hệ thống bảo vệ chủ động (APS) tự động xác định tên lửa lại gần và dùng áp chế điện tử tiêu diệt hoặc bắn hạ. “T-90 dùng điện từ gây nhiễu một rocket đang lao tới và bắn hạ bằng đạn truyền thống”, theo nhà nghiên cứu quân sự Jeff Singleton.

“Tôi đã phỏng vấn lính lái tăng Ukraine”, Karber nói. “Họ nói rằng xe tăng Ukraine có vũ khí chống tăng nhưng khi bắn vào T-90, nó như có lớp bảo vệ vô hình. Tất cả tên lửa chống tăng đều bay lên trời”.

Lầu Năm Góc đang nghiên cứu về hệ thống bảo vệ chủ động Shtora của Nga. Israel tuyên bố đã hoàn thành nghiên cứu hệ thống tự vệ mang tên Trophy và sử dụng trên xe tăng từ năm 2010 khi đánh nhau với lực lượng Hamas. Singleton cho biết Mỹ đang cân nhắc khả năng gắn hệ thống Trophy của Israel lên xe tăng chủ lực M1 Abram nhằm đảm bảo an toàn cho kíp chiến đấu. Nếu không được bảo vệ tân tiến như Nga, chắc chắn M1 Abram sẽ là mồi ngon cho những quả đạn pháo 125 mm.

Hệ thống chống máy bay không người lái

Trên mặt đất, Mỹ có chống nổi những "quái vật" này của Nga? - 4

T-72 của Nga bị bắn cháy ở chiến trường Ukraine.

Một trong những điểm then chốt quyết định cục diện cuộc nội chiến Đông Ukraine là máy bay không người lái. Học giả McMaster nói rằng máy bay không người lái khiến mọi thứ trên chiến trường thay đổi, đặc biệt là khả năng tác chiến. “Tôi cứ nhìn lên trời và không biết đó là máy bay địch hay máy bay quân mình”.

Tờ National Interest nhận định trong nội chiến Ukraine, phe thân Nga sử dụng ít nhất 16 máy bay không người lái để do thám và tấn công. Karbar nói rằng Nga có hệ thống rocket đa nòng có thể tấn công dựa trên chỉ dẫn của máy bay không người lái nhằm tăng độ chính xác. Chỉ cần khóa mục tiêu, hàng chục quả đạn với uy lực chết người sẽ phóng ra và diệt gọn gàng quân địch.

Không có giải pháp toàn năng

Tất cả những vũ khí nêu trên sẽ là nền tảng cho trận chiến tăng trong tương lai, tuy nhiên không thiết bị quân sự nào là chìa khóa vạn năng mở ra mọi cánh cửa.  McMaster nói rằng tầm quan trọng của con người vẫn là then chốt khi các sách lược, chiến thuật do những bộ óc tinh nhạy nhất nghĩ ra.

Nguy cơ Nga-Mỹ đánh nhau
Theo bạn, nguy cơ Nga-Mỹ đụng độ thế nào?

___________

Nếu Nga-Mỹ xung đột, Moscow tấn công ở đâu hiệu quả nhất? Đón đọc kì 4 "Vì sao Nga sẽ tấn công Mỹ từ vùng cực lạnh lẽo?"

10 vũ khí hủy diệt Nga-Mỹ sát phạt nhau nếu chiến tranh

Nếu Nga-Mỹ xảy ra đụng độ quân sự, người thua cuộc cuối cùng sẽ là nhân dân toàn thế giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh – Defense One ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN